Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2024 - 2025

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2024 - 2025 bao gồm 5 đề thi khác nhau có đầy đủ đáp án và bảng ma trận đặc tả, đây là tài liệu ôn tập và luyện tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 6 muốn củng cố kiến thức môn Ngữ Văn. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 5 đề thi và đáp án.

Đề thi giữa kì 1 Văn 6 số 1

Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 6

Mức độ

Lĩnh vực

nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng số

I. Đọc hiểu văn bản

- Ngữ liệu: Văn bản

truyện đồng thoại.

- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn trích văn bản.

- Tên văn bản, tác giả, ngôi kể, biện pháp tu từ, từ láy

- Tác dụng của từ láy

- Nội dung, ý nghĩa đoạn trích

- Rút ra bài học;

- Giải quyết tình huống.

- Số câu

- Số điểm

- Tỉ lệ

3

3.0

30 %

1

1.0

10%

1

1.0

10 %

5

5.0

50%

II. Tạo lập văn bản

Tạo lập một bài văn kể về một trải nghiệm

- Số câu

- Số điểm

- Tỉ lệ

1

5.0

50%

1

5.0

50%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ

3

3.0

30%

1

1.0

10%

1

1.0

10%

1

5.0

50%

6

10.0

100%

ĐỀ THI GIỮA KỲ I

MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 6

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

... “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng ...

(Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021)

1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định ngôi kể.

2. Đoạn trích trên có sử dụng những biện pháp tu từ nào?

3. Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong câu sau: Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

4. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Dế Mèn.

5. Em học hỏi được gì từ Dế Mèn qua đoạn trích trên?

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm)

Kể lại một trải nghiệm của em.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 6

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

1

Đoạn trích trên thuộc văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" của tác giả Tô Hoài. Văn bản được chọn lọc trong chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí".

Ngôi kể thứ nhất

0,5

0,5

2

Các biện pháp tu từ:

- So sánh

- Nhân hoá

1,0

3

-Phanh phách

- Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp cường tráng, mạnh mẽ, đầy sức sống, khiến cho hình ảnh Dế Mèn hiện lên một cách sinh động.

0,5

0,5

4

Học sinh nêu được vẻ đẹp về ngoại hình và hành động của chàng Dế Mèn theo định hướng sau:

+ Vẻ đẹp trẻ trung, cường tráng, khỏe mạnh,…

+ Hành động nhanh nhẹn, dứt khoát,..

0,5

0,5

5

Học sinh nêu được bài học có ý nghĩa đúng đắn, sát hợp từ đoạn văn theo định hướng sau:

Phải ăn uống có điều độ và làm việc có chừng mực.

1,0

Đề thi giữa kì 1 Văn 6 số 2

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)..

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)..

Nhận biết:

- Nhận biết thể loại truyện cổ tích, lời người kể chuyện.

- Nhận biết được chi tiết tiêu biểu.

Thông hiểu:

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu

- Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, ý nghĩ.

- Hiểu và lí giải được chủ đề của văn bản.

- Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học từ văn bản.

- Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa của văn bản.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian.

1TL*

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi, không nghe lời mẹ. Một lần, bị mẹ mắng, cậu giận mẹ bỏ đi. Cậu la cà, dạo chơi khắp nơi, mẹ cậu ở nhà lo lắng không biết cậu ở đâu nên rất buồn. Bà ngày ngày mẹ ngồi ở bậc cửa ngóng con trở về.

Thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu mất. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.

- Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bảo vệ mình, về với mẹ thôi.

Cậu vội tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu gọi mẹ:

– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu gục xuống, ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh đó bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa be bé trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to mọng rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to, câu thốt lên:

- Chát quá!

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cậu thốt lên:

- Cứng quá!

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẻ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào :

- Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ.

Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây. Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về đứa con thân yêu.

Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…

Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

(Nguồn : https://www.cotich.net )

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Truyện Sự tích cây vú sữa thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích.

B. Truyện đồng thoại.

C. Truyền thuyết.

D. Thần thoại.

Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?

A. Lời của nhân vật cậu bé .

B. Lời của người kể chuyện.

C. Lời của nhân vật người mẹ.

C. Lời của cây vú sữa.

Câu 3. Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?

A. Vì ham chơi, không nghe lời mẹ.

B. Vì thích la cà, dạo chơi.

C. Vì bị mẹ mắng, cậu giận mẹ.

D. Vì không thích ở nhà.

Câu 4. Thành ngữ nào sau đây diễn tả cuộc sống khi được mẹ chăm sóc?

A. Cơm no áo ấm.

B. Ăn cần ở kiệm.

C. Ăn đói mặc rách.

D. Ăn chay nằm đất.

Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của người mẹ?

A. Vì cậu bé không nghe lời.

B. Vì lo lắng không biết cậu bé ở đâu.

C. Vì quá đau buồn và kiệt sức.

D. Vì mãi trông ngóng cậu bé trở về.

Câu 6. Điều gì khiến cậu bé oà lên khóc?

A. Cậu đói, rét và bị bắt nạt.

B. Đi lâu cậu nhớ đến mẹ.

C. Lâu quá cậu mới được ăn.

D. Cậu hiểu được ý câu nói của cây.

Câu 7. Giải thích nào phù hợp với chi tiết: Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây.

A. Cậu bé về nhà không thấy mẹ.

B. Cảm thấy thân cây như bàn tay mẹ.

C. Nhìn thấy mặt lá đỏ hoe.

D. Vì cậu không còn ai chăm sóc.

Câu 8. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây vú sữa?

A. Khuyên nhủ con phải biết vâng lời mẹ.

B. Giải thích nguồn gốc cây vú sữa.

C. Phê phán việc không nghe lời mẹ.

D. Sự hối hận của người con.

Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.

Câu 10. Em có nhận xét gì về sự hoá thân thành cây xanh người mẹ trong truyện?

II.VIẾT (4.0 điểm)

Em hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết bằng lời văn của mình.

------------------------------------------- Hết ----------------------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 6

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

B

0,5

3

C

0,5

4

A

0,5

5

C

0,5

6

D

0,5

7

B

0,5

8

B

0,5

9

- HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học.

- Lí giải được lí do nêu bài học ấy.

1,0

10

- Nêu lí do dẫn đến sự hoá thân của người mẹ.

- Đánh giá ý nghĩa, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của chi tiết này.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết.

0,25

c. Kể lại câu chuyện

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Giới thiệu truyện.

- Các sự kiện chính trong truyện: bắt đầu – diễn biến – kết thúc.

- .Suy nghĩ về câu chuyện đã kể.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 số 3

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌCI

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (cổ tích)

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại câu chuyện đã học bằng lời văn của em.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian ( cổ tích)

Nhận biết:

- Nhận biết được những dấu hiệu đặc trưng của thể loại …; chi tiết tiêu biểu.

- Nhận biết được người kể chuyện và ngôi kể.

Thông hiểu:

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu.

- Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ.

- Hiểu và lí giải được chủ đề của văn bản.

- Tích hợp tiếng Việt

Vận dụng:

- Rút ra được bài học từ văn bản.

-Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa, giá trị tư tưởng hoặc đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Kể lại câu chuyện đã học bằng lời văn của em.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được văn bảnthuyết minh thuật lại một sự kiện. Nêu rõ tên sự kiện. Tái hiện lại một cách khách quan chân thực các quá trình của sự kiện, kết quả và những tác động của sự kiện đến bản thân hoặc cộng đồng.

1TL*

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

[...]Vàng bạc, châu báu lạnh lẽo không bù lại được tình thương đầm ấm của người bà. Sống giữa cung điện cao vọi, nhiều lúc anh em cảm thấy trống trải. Nhìn đâu cũng thấy vàng bạc mà không mảy may thấy bóng dáng thân thương của bà ngoại. Nỗi nhớ thương bà cồn cào gan ruột làm hai anh em ăn ngủ không yên, vẻ mặt lúc nào cũng rầu rĩ, héo hắt. Làm sao có thể sung sướng được nếu sống thiếu bà.

Bà tiên lại đi ngang qua. Thấy hai anh em đã trở nên vô cùng giàu có mà vẫn không được thanh thản, bà dừng lại, hỏi. Em gái òa lên khóc, cầu mong bà tiên hóa phép cho bà ngoại mình sống lại. Bà tiên nói:

– Nếu bà ngoại sống lại thì ba bà cháu lại cực khổ như xưa, liệu có chịu được không?

Cả hai anh em cùng nói như reo lên:

– Chúng cháu chịu được! Khổ sở đến đâu chúng cháu cũng chịu được, miễn là bà chúng cháu sống lại!

Bà tiên phất chiếc quạt lông màu nhiệm [3]. Phút chốc, tất cả lâu đài, thành quách, cây đào với những trái vàng, trái bạc biến thành một áng mây hồng lơ lửng trôi về phía cuối trời. Bà ngoại lại hiện ra, móm mém cười, hiền hậu dang tay ôm hai cháu. Cậu bé, cô bé sà vào lòng bà ngoại thổn thức. Sẽ chẳng bao giờ họ xa nhau nữa. Ba bà cháu lại tần tảo [4] rau cháo nuôi nhau, vất vả thật, nhưng lúc nào cũng tràn đầy tình thương mến.

(Trích Bà cháu- NXB Giáo dục 1983 )

Câu 1. Truyện ”Bà cháu” thuộc thể loại nào? (Nhận biết)

A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại

Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? (Nhận biết)

A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba. D. A và B đều đúng.

Câu 3. Vì sao hai anh em sống trong giàu có mà vẫn không thanh thản? (Nhận biết)

A. Vì hai anh em cần có bà sống chung.

B. Vì hai anh em thiếu tình yêu thương của bà.

C. Vì hai anh em thấy cô đơn .

D. Vì cô em rất nhớ bà.

Câu 4. Chủ đề của văn bản là gì? (Thông hiểu)

A. Tình yêu quê hương.

B. Tình cảm gia đình.

C.Tình yêu thiên nhiên.

D.Tình làng nghĩa xóm.

Câu 5. Cụm từ nào sau đây diễn tả đúng phẩm chất của hai anh em trong câu chuyện? (Thông hiểu )

A. Lòng hiếu thảo.

B. Lòng thương người.

C. Lòng dũng cảm.

D. Lòng biết ơn.

Câu 6. Chi tiết “Khổ sở đến đâu chúng cháu cũng chịu được, miễn là bà chúng cháu sống lại” thể hiện tâm trạng gì của hai anh em? (Thông hiểu)

A. Thất vọng, hụt hẫng.

B. Vui vẻ, hạnh phúc.

C. Niềm khát khao bà được sống lại.

D. Cả A, B,C đều đúng .

Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Bà cháu? (Thông hiểu)

A. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.

B. Ca ngợi tình cảm gia đình bền chặt.

C. Thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia.

D. Ca ngợi tình cảm anh em thắm thiết .

Câu 8. Xác định trạng ngữ trong câu: “Sống giữa cung điện cao vọi, nhiều lúc anh em cảm thấy trống trải”. (Thông hiểu)

A. Sống giữa cung điện cao vọi.

B. Cung điện cao vọi.

C. Nhiều lúc.

D. Giữa cung điện.

Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện. (Vận dụng)

Câu 10. Chi tiết “Vàng bạc, châu báu lạnh lẽo không bù lại được tình thương đầm ấm của người bà.” có ý nghĩa gì? (Vận dụng)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn kể lại câu chuyện “Em bé thông minh” bằng lời văn của em.

----- Hết -------

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 6

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

C

0,5

3

B

0,5

4

B

0,5

5

A

0,5

6

C

0,5

7

D

0,5

8

A

0,5

9

- HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học.

- Lí giải được lí do nêu bài học ấy.

1,0

10

- Tình bà cháu vô cùng thiêng liêng, cao quý không gì sánh bằng

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại câu chuyện đã học bằng lời văn của em .

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại câu chuyện đã học bằng lời văn của em .

0,25

c. Triển khai các nội dung và vận dụng tốt phương pháp viết bài văn kể lại câu chuyện đã học bằng lời văn của em .

2.5

- Cần chọn ngôi kể phù hợp: ngôi thứ ba.

- Giới thiệu nhân vật , hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu cho đến kết thúc một cách hợp lí.

- Thể hiện được các yếu tố kì ảo.

- Nêu được cảm nghĩ của em về câu chuyện.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Lời kể sinh động, sáng tạo hấp dẫn người đọc.

0,5

Đề thi Văn giữa kì 1 lớp 6 số 4

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn 6

I. ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi (Từ câu 1-10)

“Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.

Một lần đang ngồi khóc lóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé :

- Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, hãy hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó.Bông hoa đó có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được từng đấy năm.

Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.”

(Sự tích hoa cúc trắng,Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên)

Câu 1. Chỉ ra ngôi kể được sử dụng trong văn bản trên.

A. Ngôi kể thứ nhất

B. Ngôi kể thứ hai

C. Ngôi kể thứ ba

D. Ngôi kể thứ nhất và thứ ba

Câu 2. Nhân vật chính trong câu chuyện là ai?

A. Ông lão

B. Cô bé

C. Người mẹ

D. Bông hoa

Câu 3. Từ “ buồn bã” trong câu “Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.” là từ láy đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4.Xác định cụm tính từ có trong câu văn sau: “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát.”

A. Ngày xưa có một cô bé.

B. sống cùng với mẹ.

C. Vô cùng hiếu thảo .

D. Túp lều tranh dột nát.

Câu 5.Cô bé khóc vì lí do gì?

A. Vì bị mẹ mắng.

B. Vì nhà quá nghèo.

C. Vì lo lắng cho mẹ.

D. Vì bị lạc trong rừng.

Câu 6.Ông lão kêu cô bé vào rừng để làm gì?

A. Đi hái một bông hoa.

B. Đi hái một quả táo.

C. Đi đốn một bó củi khô.

D. Đi tìm người chữa bệnh.

Câu 7.Cô bé trong truyện là cô bé có tấm lòng như thế nào?

A. Trung thực.

B. Hiếu thảo.

C. Nhân ái.

D. Dũng cảm.

Câu 8. Đoạn văn“Nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao?” thể hiện tâm trạng gì của cô bé?

A. Thất vọng.

B. Ngạc nhiên.

C. Nghi ngờ.

D. Lo lắng.

Câu 9. Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm tới người đọc là gì?

Câu 10. Bản thân em đã làm được những việc gì để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, bố mẹ?

II.VIẾT ( 4.0 điểm)

Hãy kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích bằng lời văn của mình.

-----------Hết------------

Xem đáp án trong file tải

Chia sẻ, đánh giá bài viết
314
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
7 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Charryti Wibu
    Charryti Wibu

    Chỉ mong chúng tủ😞😢🕵

    Thích Phản hồi 27/10/23
    • Nguyễn Minh Châu
      Nguyễn Minh Châu

      sợ

      Thích Phản hồi 02/11/23
      • Đặng Lê Minh
        Đặng Lê Minh

        Mai thi rồi

        Thích Phản hồi 05/11/23
        • Đặng Lê Minh
          Đặng Lê Minh

          Ráng thi tốt nha

          Thích Phản hồi 05/11/23
          • Bông cải nhỏ
            Bông cải nhỏ

            đề khá hay

            Thích Phản hồi 04/11/22
            • Bé Cún
              Bé Cún

              chỉ mong trúng tủ

              Thích Phản hồi 04/11/22
              • Bảnh
                Bảnh

                ôn thôi các bạn

                Thích Phản hồi 04/11/22
                🖼️

                Gợi ý cho bạn

                Xem thêm
                🖼️

                Đề thi giữa kì 1 lớp 6

                Xem thêm