Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa kì 1 Chân trời sáng tạo số 3

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 3 bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận cho các em tham khảo, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1 lớp 6 sắp tới đạt kết quả cao. Tài liệu được để dưới dạng file word và pdf, thầy cô có thể tham khảo, ra đề và ôn luyện cho học sinh. Sau đây mời thầy cô và các em tham khảo chi tiết.

1. Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 6 CTST

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất lần lượt trải qua các dạng

A. vượn người => Người tối cổ => Người tinh khôn.

B. vượn người => Người tinh khôn => Người tối cổ.

C. Người tối cổ => vượn người => Người tinh khôn.

D. Người tinh khôn => vượn người => Người tối cổ.

Câu 2. Ấn Độ là quê hương của hai tôn giáo lớn nào dưới đây?

A. Hồi giáo và Hin-đu giáo.

B. Hin-đu giáo và Phật giáo.

C. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

D. Phật giáo và Hồi giáo.

Câu 3. Trong buổi đầu thời đại kim khí, loại kim loại nào được sử dụng sớm nhất?

A. Sắt.

B. Đồng thau.

C. Đồng đỏ.

D. Thiếc.

Câu 4. Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử vì:

A. ghi lại được những câu chuyện truyền từ đời này qua đời khác.

B. bổ sung và thay thế được tư liệu hiện vật và chữ viết.

C. cung cấp được những thông tin đầu tiên, gián tiếp về sự kiện lịch sử.

D. cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử.

Câu 5. Đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ biểu hiện qua việc

A. sùng bái “vật tổ”.

B. chế tác công cụ lao động.

C. hợp tác săn bắt thú rừng.

D. cư trú ven sông, suối.

Câu 6. Lịch sử là:

A. những gì đã diễn ra trong quá khứ.

B. các hoạt động của con người trong tương lai.

C. những gì sẽ diễn ra trong tương lai.

D. các hoạt động của con người đang diễn ra ở hiện tại.

Câu 7. Tư liệu truyền miệng là

A. tư liệu được ra đời cùng thời gian và không gian của sự kiện lịch sử.

B. những bản ghi chép, sách, báo, nhật kí… phản ánh sự kiện lịch sử.

C. những câu truyện, ca dao… được truyền từ đời này qua đời khác.

D. những di tích, công trình hay đồ vật… do người xưa sáng tạo ra.

Câu 8. Học lịch sử giúp chúng ta biết được:

A. quá trình sinh trưởng của tất cả các loài sinh vật.

B. cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

C. những khó khăn hiện tại mà nhân loại phải đối mặt.

D. sự biến đổi theo thời gian của khí hậu Trái Đất.

Câu 9. Hai con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà là

A. sông Ti-grơ và sống ơ-phrát.

B. sống Ấn và sông Hằng.

C. Hoàng Hà và Trường Giang.

D. sông Nin và sông Ti-grơ.

Câu 10: Người Ai Cập ướp xác để

A. làm theo ý thần linh.

B. gia đình được giàu có.

C. đợi linh hồn tái sinh.

D. người chết được lên thiên đàng.

Câu 11. Việc sử dụng công cụ kim loại đã đưa tới nhiều chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người, ngoại trừ việc

A. năng suất lao động tăng lên.

B. xuất hiện các gia đình mẫu hệ.

C. khai phá được nhiều vùng đất mới.

D. xuất hiện nhiều ngành, nghề mới.

Câu 12. Tác phẩm văn học nào nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Xuân Thu?

A. Ly tao.

B. Cửu ca.

C. Thiên vấn.

D. Kinh Thi.

Câu 13. Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?

A. Trường, lớp.

B. Văn hóa.

C. Nhà xưởng.

D. Sinh vật.

Câu 14. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

A. 361.

B. 180.

C. 360.

D. 181.

Câu 15. Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt thuộc quốc gia nào sau đây?

A. Đức.

B. Ý.

C. Anh.

D. Nga.

Câu 16. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ

A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.

B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.

C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.

D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 17. Kí hiệu bản đồ có mấy loại?

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Câu 18. Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?

A. Đường.

B. Điểm.

C. Diện tích.

D. Hình học.

Câu 19. Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần

A. kí hiệu bản đồ.

B. tỉ lệ bản đồ.

C. bảng chú giải và kí hiệu.

D. bảng chú giải.

Câu 20. Bản đồ là

A. hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

B. hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

C. hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

D. hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy xác định các sự kiện dưới đây thuộc thế kỉ nào? Cách thời điểm hiện tại (năm 2021) bao nhiêu năm?

Sự kiện

Thuộc thế kỉ nào?

Cách năm 2021

bao nhiêu năm?

Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu.

Năm 938, Ngô Quyền chỉ huy quân dân chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý.

Năm 1288, quân dân Đại Việt chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng.

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới đất nước.

Câu 2 (2,0 điểm): Hãy kể tên 5 đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích.

2. Đáp án đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 6 CTST

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-C

4-D

5-A

6-A

7-C

8-B

9-A

10-C

11-B

12-D

13-D

14-C

15-C

16-A

17-B

18-A

19-C

20-D

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

1

(3,0 điểm)

- Sự kiện: năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu.

+ Thuộc thế kỉ: III.

+ Cách năm hiện tại (năm 2022): 1774 năm.

- Sự kiện: năm 938, Ngô Quyền chỉ huy quân dân chiến thắng…

+ Thuộc thế kỉ: X.

+ Cách năm hiện tại (năm 2022): 1084 năm.

- Sự kiện: năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý.

+ Thuộc thế kỉ: XI.

+ Cách năm hiện tại (năm 2022): 1013 năm.

- Sự kiện: năm 1288, quân dân Đại Việt chiến thắng…

+ Thuộc thế kỉ: XIII.

+ Cách năm hiện tại (năm 2022): 734 năm.

- Sự kiện: năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

+ Thuộc thế kỉ: XX.

+ Cách năm hiện tại (năm 2022): 92 năm.

- Sự kiện: năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới đất nước…

+ Thuộc thế kỉ: XX

+ Cách năm hiện tại (năm 2022): 36 năm.

2

(2,0 điểm)

Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu là:

- Kí hiệu điểm: Vườn quốc gia, cao su, trâu bò, lợn, thiếc, sắt…

- Kí hiệu đường: Đường máy bay, dòng biển, di cư, hướng di chuyển của bão, ranh giới quốc gia…

- Diện tích: Bãi tôm, bãi cá, vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp, mật độ dân số...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
30
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 6

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng