Top 13 Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lý lớp 6 năm 2024
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lý lớp 6 có đáp án
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lý lớp 6 năm 2024 - 2025 của 3 bộ sách mới: Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều Có đáp án và bảng ma trận chi tiết cho từng đề thi để các em học sinh nắm được cấu trúc đề thi giữa kì 1 lớp 6. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 13 đề thi và đáp án trong file tải.
Lưu ý: Toàn bộ 13 đề thi và đáp án có trong file tải, mời thầy cô và các bạn tải về tham khảo trọn bộ
Link chi tiết:
- 5 Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức
- 3 Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa học kì 1 Cánh Diều
- 5 Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo
1. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức
Đề số 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Lịch Sử được hiểu là
A. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.
B. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
C. những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn đươc lưu giữ lại.
D. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.
Câu 2. Phân môn Lịch Sử mà chúng ta được học là
A. môn học tìm hiểu lịch sử thay đổi của Trái Đất dưới sự tác động của con người.
B. môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện cho đến ngày nay.
C. môn học tìm hiểu tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
D. môn học tìm hiểu những chuyện cổ tích do người xưa kể lại.
Câu 3. Theo em, âm lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của
A. Mặt Trời quanh Trái Đất.
B. Trái Đất quanh Mặt Trời.
C. Mặt Trăng quanh Trái Đất.
D. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.
Câu 4. Dương lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của
A. Trái Đất quanh Mặt Trời.
B. Mặt Trăng quanh Trái Đất.
C. Trái Đất quanh trục của nó.
D. Mặt Trời quanh Trái Đất.
Câu 5. Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sở nào?
A. Sự lên, xuống của thuỷ triều.
B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp,...
C. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. Quan sát sự chuyển động của các vì sao.
Câu 6. Theo công lịch, 1000 năm được gọi là một
A. thế kỉ.
B. thập kỉ.
C. kỉ nguyên.
D. thiên niên kỉ.
Câu 7. Một thập kỉ có bao nhiêu năm?
A. 10.000 năm.
B. 1.000 năm.
C. 100 năm.
D. 10 năm.
Câu 8. Sự kiện Thục Phán lập ra nước Âu Lạc vào khoảng năm 208 TCN cách ngày nay (năm 2022) là bao nhiêu năm?
A. 1840 năm.
B. 2021 năm.
C. 2230 năm.
D. 2179 năm.
Câu 9. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường
A. kinh tuyến.
B. kinh tuyến gốc.
C. vĩ tuyến.
D. vĩ tuyến gốc.
Câu 10. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ
A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.
B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.
C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.
D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Câu 11. Các kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc được gọi là kinh tuyến
A. Bắc.
B. Nam.
C. Đông.
D. Tây.
Câu 12. Một điểm Y nằm trên kinh tuyến 1000 thuộc nửa cầu Đông và vĩ tuyến 100 ở phía trên đường xích đạo, cách viết toạ độ của điểm đó là
A. 1000B và 100T.
B. 100N và 1000Đ.
C. 1000T và 100N.
D. 100B và 1000Đ.
Câu 13. Cách đọc bản đồ đúng là
A. chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ, các yếu tố cơ bản nhất có trong bản đồ.
B. chú ý các yếu tố phụ của bản đồ như tỉ lệ bản đồ, tên bản đồ và kí hiệu.
C. đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.
D. chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ, bỏ qua các yếu tố trong bản đồ.
Câu 14. Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?
A. Điểm. B. Đường. C. Diện tích. D. Hình học.
Câu 15. Các vùng trồng trọt và chăn nuôi khi được thể hiện trên bản đồ, ta thường dùng loại ký hiệu nào sau đây?
A. Hình học. B. Tượng hình. C. Điểm. D. Diện tích.
Câu 16. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?
A. Hình học. B. Đường. C. Điểm. D. Diện tích.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm) Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra vào năm 40. Muốn biết năm nay (2022) chúng ta kỉ niệm bao nhiêu năm cuộc khởi nghĩa này, em sẽ tính như thế nào?
Câu 2: (2,5 điểm)
a). Trình bày sơ lược của quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất? (1,5đ)
b). Những dấu tích của người tối cổ đã được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta? (1 đ)
Câu 3: (1 điểm) Sau khi xác định trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1: 6 000 000, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội tới thành phố Hải Phòng và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) lần lượt là 1,5 cm và 5 cm, vậy theo em để biết được trên thực tế hai thành phố đó cách Thủ đô Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét thì ta tính khoảng cách thực tế như thế nào?
Câu 4: (2 điểm)
a). Thế nào là quá trình nội sinh, ngoại sinh ? (1,5đ)
b). Hãy nêu một vài ví dụ về tác động của quá trình ngoại sinh? (0,5đ)
Xem đáp án để số 1 trong file tải về
Đề số 2
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Học lịch sử giúp chúng ta biết được
A. quá trình sinh trưởng của tất cả các loài sinh vật.
B. cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
C. những khó khăn hiện tại mà nhân loại phải đối mặt.
D. sự biến đổi theo thời gian của khí hậu Trái Đất.
Câu 2. Tư liệu truyền miệng là
A. tư liệu được ra đời cùng thời gian và không gian của sự kiện lịch sử.
B. những bản ghi chép, sách, báo, nhật kí… phản ánh sự kiện lịch sử.
C. những câu truyện, ca dao… được truyền từ đời này qua đời khác.
D. những di tích, công trình hay đồ vật… do người xưa sáng tạo ra.
Câu 3. Truyền thuyết “Mỵ Châu – Trọng Thủy” thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây? A. Tư liệu chữ viết. B. Tư liệu hiện vật. C. Tư liệu gốc. D. Tư liệu truyền miệng. |
Câu 4. Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của
A. âm lịch.
B. dương lịch.
C. bát quái lịch.
D. ngũ hành lịch.
Câu 5. Con số 1450 cm3 là thể tích não của dạng người nào?
A. Người tối cổ.
B. Người đứng thẳng.
C. Người tinh khôn.
D. Người lùn.
Câu 6. Ở Việt Nam, dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai được hình thành từ nền văn hóa khảo cổ nào dưới đây?
A. Núi Đọ.
B. Hòa Bình.
C. Quỳnh Văn.
D. Phùng Nguyên.
Câu 7. Việc phát hiện ra công cụ và đồ trang sức trong các mộ táng đã chứng tỏ điều gì về đời sống tinh thần của người nguyên thủy?
A. Công cụ lao động và đồ trang sức làm ra ngày càng nhiều.
B. Quan niệm về đời sống tín ngưỡng xuất hiện.
C. Đã có sự phân chia tài sản giữa các thành viên trong gia đình.
D. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ đã có sự phát triển.
Câu 8. Các nền văn hoá gắn với thời kì chuyển biến của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam là
A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.
B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Óc Eo.
C. Phùng Nguyên, Núi Đọ, Đa Bút.
D. Đồng Đậu, Hoa Lộc, Tràng An.
Câu 9. Xã hội nguyên thuỷ tan rã là do
A. công cụ lao động bằng đá được sử dụng phổ biến.
B. con người có mối quan hệ bình đẳng.
C. xã hội chưa phân hoá giàu nghèo.
D. tư hữu xuất hiện.
Câu 10. Chữ viết của người Lưỡng Hà được viết trên
A. giấy pa-pi-rút.
B. thẻ tre.
C. đất sét.
D. xương thú.
Câu 11. Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá?
A. Xây dựng kim tự tháp.
B. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
C. Ướp xác bằng nhiều loại thảo dược.
D. Sử dụng hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.
Câu 12. Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới thời Tần?
A. Địa chủ.
B. Nông dân tự canh.
C. Nông dân lĩnh canh.
D. Lãnh chúa.
Câu 13. Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?
A. Địa bàn.
B. Sách, vở.
C. Khí áp kế.
D. Nhiệt kế.
Câu 14. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào
A. bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.
B. mép bên trái tờ bản đồ.
C. các đường kinh, vĩ tuyến.
D. các mũi tên chỉ hướng.
Câu 15. Tỉ lệ bản đồ 1: 6.000.000 có nghĩa là
A. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.
B. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.
C. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.
D. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.
Câu 16. Kí hiệu bản đồ có mấy loại?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 17. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường
A. kinh tuyến gốc.
B. vĩ tuyến.
C. vĩ tuyến gốc.
D. kinh tuyến.
Câu 18. Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là
A. sơ đồ trí nhớ.
B. lược đồ trí nhớ.
C. bản đồ trí nhớ.
D. bản đồ không gian.
Câu 19. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào sau đây theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A. Vị trí thứ 3.
B. Vị trí thứ 5.
C. Vị trí thứ 9.
D. Vị trí thứ 7.
Câu 20. Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả nào sau đây?
A. Hiện tượng mùa trong năm.
B. Sự lệch hướng chuyển động.
C. Giờ trên Trái Đất.
D. Sự luân phiên ngày đêm.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác so với Ai Cập và Lưỡng Hà?
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy cho biết quả Địa Cầu và bản đồ có điểm gì giống nhau và khác nhau.
Đáp án đề thi LSĐL 6 giữa kì 1 số 2
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-B | 2-C | 3-D | 4-B | 5-C | 6-B | 7-B | 8-A | 9-D | 10-C |
11-B | 12-D | 13-A | 14-C | 15-A | 16-C | 17-D | 18-B | 19-A | 20-D |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM | |||||||||
1 (3,0 điểm) | * Giống nhau: - Có sự hiện diện của các dòng sông lớn. - Có các đồng bằng phù sa màu mỡ, trù phú. - Điều kiện tự nhiên có nhiều tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ (nông nghiệp làm ngành kinh tế chủ yếu; thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại). | 0,5 0,5 0,5 | |||||||||
* Khác nhau: - Ai Cập: nằm ở khu vực Bắc Phi; địa hình tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt. - Lưỡng Hà: nằm ở khu vực Tây Á; địa hình bằng phẳng, ít bị chia cắt. - Ấn Độ: nằm ở khu vực Nam Á; địa hình bị chia cắt mạnh mẽ với nhiều dạng địa hình: núi; cao nguyên; sa mạc; đồng bằng… | 0,5 0,5 0,5 | ||||||||||
2 (2,0 điểm) | So sánh quả Địa Cầu và bản đồ
| 0,5 1,5 |
2. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề số 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4Đ) Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1: Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là
A. lưới đánh cá.
B. làm đồ gốm.
C. cung tên.
D. đá mài sắc, gọn.
Câu 2: Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là
A. khai khẩn được đất hoang.
B. đưa năng suất lao động tăng lên.
C. sản xuất đủ nuôi sống xã hội.
D. tạo ra sản phẩm thừa làm biến đổi xã hội.
Câu 3: Phát minh đầu tiên và vĩ đại nhất của người nguyên thủy là:
A. làm ra đồ gốm, đồ trang sức
B. tìm ra lửa và dùng lửa
C. chế tạo công cụ bằng đồng
D. chế tạo công cụ bằng đá
Câu 4: Người Tối cổ khác loài vượn cổ ở điểm nào?
A. Đã biết chế tác công cụ lao động.
B. Đã bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình.
C. Biết chế tạo lao và cung tên.
D. Biết săn bắn, hái lượm.
Câu 5: Ở nửa cầu Nam, hướng bị lệch của các vật khi chuyển động là:
A. Lệch về bên phải.
B. Lệch về bên trái.
C. Lệch về phía Bắc.
D. Lệch về phía Nam.
Câu 6: Bán kính của Trái Đất tại xích đạo có độ dài là:
A. 6378 km.
B. 40 076 km.
C. 510 triệu km2.
D. 149,6 triệu km.
Câu 7: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng:
A.Từ Đông sang Tây.
B. Từ Bắc đến Nam.
C. Từ Nam đến Bắc.
D. Từ Tây sang Đông.
Câu 8: Trái Đất có dạng hình gì ?
A. Hình tròn.
B.Hinh elip.
C. Hình cầu.
D. hình vuông.
II. TỰ LUẬN (6 Đ)
Câu 9: Trình bày đời sống vật chất của người nguyên thủy? (2 điểm)
Câu 10: Tại sao hình học lại phát triển ở Ai Cập cổ đại? (1điểm)
Câu 11: Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? (2 điểm)
Câu 12: Độ dài đo được giữa hai điểm A và B trên tờ bản đồ có tỉ lệ là 1:15 000 là 5 cm. Hãy tính khoảng cách trên thực địa giữa hai điểm A và B? (1điểm)
Đề số 2
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Ai Cập cổ đại nằm ở khu vực nào hiện nay?
A. Đông Bắc châu Phi.
B. Đông Nam châu Phi.
C. Tây Bắc Châu Phi.
D. Tây Nam châu Phi.
Câu 2. Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ
A. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.
B. độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa.
C. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu.
D. độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của việc sử dụng công cụ kim loại tới đời sống của người nguyên thủy?
A. Giúp con người khai phá đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
B. Giúp thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội.
C. Làm xuất hiện của cải dư thừa, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
D. Dẫn tới sự tan rã của bầy người nguyên thuỷ và hình thành công xã thị tộc.
Câu 4. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là
A. kinh tuyến Đông.
B. kinh tuyến gốc.
C. kinh tuyến 1800.
D. kinh tuyến Tây.
Câu 5. Công cụ lao động bằng chất liệu nào đã giúp người nguyên thuỷ mở rộng địa bàn cư trú?
A. Đá.
B. Gỗ.
C. Kim loại.
D. Nhựa.
Câu 6. Người đứng thẳng (Homo Erectus) thuộc nhóm nào dưới đây?
A. Vượn cổ.
B. Người tối cổ.
C. Người tinh khôn.
D. Người thông minh.
Câu 7. Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là
A. làng bản.
B. thị tộc.
C. bầy người.
D. bộ lạc.
Câu 8. Tư liệu hiện vật là
A. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.
B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.
C. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.
D. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. Câu 9. Kí hiệu đường thể hiện:
A. ranh giới.
B. cảng biển.
C. sân bay.
D. ngọn núi.
Câu 10: Lịch sử được hiểu là
A. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
B. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.
C. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.
D. những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn đươc lưu giữ lại.
Câu 11. Sự tích Quả dưa hấu thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây?
A. Tư liệu chữ viết.
B. Tư liệu truyền miệng.
C. Tư liệu gốc.
D. Tư liệu hiện vật.
Câu 12. Những con sông nào có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc?
A. Sông Nin và sông Hằng.
B. Sông Ấn và sông Hằng.
C. Hoàng Hà và Trường Giang.
D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.
Câu 13. Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá?
A. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
B. Viết chữ trên giấy Pa-pi-rút.
C. Viết chữ trên những tấm đất sét ướt.
D. Xây dựng nhiều kim tự tháp.
Câu 14. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào
A. mép bên trái tờ bản đồ.
B. mũi tên chỉ hướng đông bắc.
C. các đường kinh, vĩ tuyến.
D. bảng chú giải, kí hiệu bản đồ.
Câu 15. Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?
A. Tây.
B. Đông.
C. Bắc.
D. Nam.
Câu 16. Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây?
A. Hình học.
B. Tượng hình.
C. Điểm.
D. Diện tích.
Câu 17. Học lịch sử giúp chúng ta biết được
A. quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
B. sự biến đổi theo thời gian của khí hậu Trái Đất.
C. quá trình sinh trưởng của tất cả các loài sinh vật.
D. những khó khăn hiện tại mà nhân loại phải đối mặt.
Câu 18. Kí hiệu bản đồ có mấy dạng kí hiệu?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19. Trong học tập, lược đồ trí nhớ không có vai trò nào sau đây?
A. Giúp học địa lí thú vị hơn nhiều.
B. Hỗ trợ nắm vững các kiến thức địa lí.
C. Hạn chế không gian vùng đất sống.
D. Vận dụng vào đời sống đa dạng hơn.
Câu 20. Ngày nay, các chữ số từ 0 đến 9 do người Ấn Độ phát minh còn được gọi là hệ số nào?
A. Số Ấn Độ.
B. Số Ả Rập.
C. Số Hy Lạp.
D. Số Ai Cập.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy xác định các sự kiện dưới đây thuộc thế kỉ nào? Cách thời điểm hiện tại (năm 2022) bao nhiêu năm?
Sự kiện | Thuộc thế kỉ nào? | Cách năm 2022 bao nhiêu năm? |
Năm 539 TCN, người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà. | ||
Năm 221 TCN, Tần Doanh Chính lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng. | ||
Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, Nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ. | ||
Năm 27 TCN, dưới thời của Ốc-ta-vi-út, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế. | ||
Năm 248, tại vùng Cửu Chân (Thanh Hóa), Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa. | ||
Mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh chiếm Long Biên, làm chủ Giao Châu. |
Câu 2 (2,0 điểm): Khi thể hiện các đối tượng: sông, mỏ khoảng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ người ta dùng loại kí hiệu nào? Em hãy vẽ mô phỏng các kí hiệu trên?
3. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa học kì 1 Cánh Diều
Đề số 1
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Lịch sử được hiểu là
A. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.
B. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
C. những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn được lưu giữ lại.
D. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?
A. Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
B. Hiểu được quá trình lao động và chiến đấu để dựng nước và giữ nước của cha ông.
C. Hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng xã hội văn minh.
D. Biết được tất cả các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ.
Câu 3. Tư liệu hiện vật là
A. những truyền thuyết… được truyền từ đời này sang đời khác.
B. các bản ghi chép, sách, báo, nhật kí… phản ánh các sự kiện lịch sử.
C. những di tích, công trình hay đồ vật (như văn bía, trống đồng, đồ gốm…).
D. các câu ca dao, dân ca... có chứa đựng thông tin phản ánh về sự kiện lịch sử.
Câu 4. Truyền thuyết “Thánh Gióng” thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây?
A. Tư liệu chữ viết.
B. Tư liệu hiện vật.
C. Tư liệu gốc.
D. Tư liệu truyền miệng.
Câu 5. Âm lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của
A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng.
C. Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Câu 6. Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng
A. 600 000 năm trước.
B. 700 000 năm trước.
C. 800 000 năm trước.
D. 900 000 năm trước.
Câu 7. So với Người tối cổ, Người tinh khôn đã biết
A. chế tác cung tên, đồ gốm.
B. dùng lửa để nấu chín thức ăn.
C. ghè đẽo thô sơ các mảnh đá để làm công cụ.
D. dùng lửa để sưởi ấm và xua đuổi thú dữ.
Câu 8. Công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Lưỡng Hà là
A. Kim tự tháp Kê-ốp.
B. Vườn treo Ba-bi-lon.
C. Đấu trường Cô-li-dê.
D. Vạn Lý Trường Thành.
Câu 9. Chữ viết phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại là
A. chữ Hán.
B. chữ hình nêm.
C. chữ Nôm.
D. chữ Phạn.
Câu 10. Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, chế độ đẳng cấp Vác-na là chế độ phân biệt về
A. chủng tộc và màu da.
B. tôn giáo.
C. khu vực địa lí.
D. tôn giáo và màu da.
Câu 11. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên
A. đất sét, gỗ.
B. mai rùa, thẻ tre, gỗ.
D. gạch nung, đất sét.
C. giấy Pa-pi-rút, đất sét.
Câu 12. Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến Trung Quốc từ thời Tần đến thời Tùy là gì?
A. Giữ quan hệ hữu hảo, thân thiện với các nước láng giềng.
B. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.
C. Chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”.
D. Thực hiện triều cống, thần phục các nước lớn.
Câu 13. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường
A. kinh tuyến.
B. kinh tuyến gốc.
C. vĩ tuyến.
D. vĩ tuyến gốc.
Câu 14. Dạng kí hiệu nào sau đây không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?
A. Hình học.
B. Chữ.
C. Tượng hình.
D. Tượng thanh.
Câu 15. Kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú là
A. bản đồ.
B. GPS.
C. bảng, biểu.
D. Internet.
Câu 16. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?
A. Điểm.
B. Hình học.
C. Đường.
D. Diện tích.
Câu 17. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng
A. 900.
B. 00.
C. 1800.
D. 300.
Câu 18. Lược đồ trí nhớ phản ánh sự cảm nhận của con người về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với
A. tổ chức.
B. cá nhân.
C. tập thể.
D. quốc gia.
Câu 19. Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?
A. Tây.
B. Đông.
C. Nam.
D. Bắc.
Câu 20. Có những loại lược đồ trí nhớ cơ bản nào sao đây?
A. Khu vực và quốc gia.
B. Không gian và thời gian.
C. Đường đi và khu vực.
D. Thời gian và đường đi.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Sự xuất hiện của kim loại đã tác động như thế nào đến đời sống kinh tế, xã hội của con người ở cuối thời nguyên thủy?
b. Nguyên liệu đồng hiện nay còn được sử dụng vào những việc gì?
Câu 2 (2,0 điểm).
a) Hãy kể 5 đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích.
b) Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 25 km, thì trên bản đồ có tỉ lệ 1: 500 000, khoảng cách giữa hai địa điểm đó là bao nhiêu?
Đáp án đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 6 Cánh diều
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-B | 2-D | 3-C | 4-D | 5-D | 6-C | 7-A | 8-B | 9-D | 10-A |
11-B | 12-B | 13-A | 14-D | 15-D | 16-A | 17-B | 18-B | 19-C | 20-C |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
1 (3,0 điểm) | - Tác động đến đời sống kinh tế… + Năng suất lao động tăng cao, người nguyên thủy đã tạo ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên. + Con người khai phá được nhiều vùng đất mới, giúp mở rộng địa bàn cư trú và diện tích sản xuất. + Nhiều ngành nghề mới xuất hiện, như: luyện kim, chế tạo công cụ lao động… | 0,5 0,5 0,5 |
- Tác động đến đời sống xã hội… + Xuất hiện tình trạng tư hữu, xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo. + Các gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ. | 0,5 0,25 | |
- Nguyên liệu đồng hiện nay được sử dụng vào những việc gì? + Sản xuất (lõi) dây điện; que hàn đồng… + Sản xuất một số vật dụng, đồ dùng trong gia đình, đồ thờ cúng. + Sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ làm từ đồng. | 0,25 0,25 0,25 | |
2 (2,0 điểm) | a) Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu - Kí hiệu điểm: Vườn quốc gia, cà phê, cao su, trâu, thiếc, sắt, đô thị… - Kí hiệu đường: Đường máy bay, dòng biển, di cư, hướng di chuyển của bão, ranh giới quốc gia… - Diện tích: Bãi tôm, bãi cá, vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp, mật độ dân số... | 0,5 0,25 0,25 |
Đề số 2
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về
A. toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
B. quá trình chọn lọc tự nhiên của tất cả các loài động – thực vật trên Trái Đất.
C. sự biến đổi của môi trường, khí hậu, cảnh quan của các khu vực trên Trái Đất.
D. quá trình phát sinh, tồn tại và biến đổi theo thời gian của mọi loài động vật.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?
A. Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
B. Hiểu được quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
C. Đúc kết kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ hiện tại.
D. Hiểu được quá trình chọn lọc tự nhiên của mọi loài sinh vật.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của tư liệu gốc?
A. Là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử.
B. Ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, phản ánh về sự kiện đó.
C. Là các câu truyện, ca dao… được truyền từ đời này sang đời khác.
D. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
Câu 4. Cố đô Huế (Việt Nam) thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây? A. Tư liệu chữ viết. B. Tư liệu truyền miệng. C. Tư liệu chữ viết và hiện vật. D. Tư liệu hiện vật. |
Câu 5. Năm đầu tiên của Công nguyên được lấy theo năm ra đời của nhân vật lịch sử nào?
A. Đức Phật Thích Ca.
B. A-lếch-xan-đơ Đại đế.
C. Chúa Giê-su.
D. Tần Thuỷ Hoàng.
Câu 6. Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu?
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Mĩ.
D. Châu Phi.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của bầy người nguyên thủy?
A. Gồm vài gia đình sống cùng nhau.
B. Đã có người đứng đầu mỗi bầy người.
C. Tộc trưởng là người đứng đầu mỗi bầy.
D. Có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
Câu 8. Chữ viết ban đầu của người Ai Cập là loại chữ
A. giáp cốt văn.
B. tượng hình.
C. La-tinh.
D. tiểu triện.
Câu 9. Tác phẩm Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta thuộc thể loại văn học nào?
A. Sử thi.
B. Truyện ngắn.
C. Truyền thuyết.
D. Văn xuôi.
Câu 10. Tôn giáo nào của người Ấn Độ cổ đại có chủ chương tất cả mọi người đều bình đẳng?
A. Hồi giáo.
B. Phật giáo.
C. Ấn Độ giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Câu 11. Người đặt nền móng cho nền sử học ở Trung Quốc là
A. Khổng Tử.
B. Ban Cố.
C. Phạm Diệp.
D. Tư Mã Thiên.
Câu 12. Triều đại nào ở Trung Quốc đã ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất lần đầu tiên trên cả nước?
A. Nhà Tuỳ.
B. Nhà Hán.
C. Nhà Đường.
D. Nhà Tần.
Câu 13. Lược đồ trí nhớ là
A. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách điện tử.
B. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách giáo khoa.
C. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong óc con người.
D. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong máy tính, USB.
Câu 14. Tỉ lệ bản đồ 1: 6.000.000 có nghĩa là
A. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.
B. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.
C. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.
D. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.
Câu 15. Vẽ bản đồ là
A. chuyển mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng của giấy.
B. chuyển mặt phẳng của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
C. chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
D. chuyển toàn bộ bề mặt của Trái Đất lên mặt phẳng giấy.
Câu 16. Trung Quốc đã có một phát minh vĩ đại để xác định phương hướng, đó là
A. thuốc nổ.
B. la bàn.
C. địa chấn kế.
D. giấy.
Câu 17. Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?
A. Tây.
B. Đông.
C. Bắc.
D. Nam.
Câu 18. Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ
A. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu.
B. độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa.
C. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.
D. độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa.
Câu 19. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ
A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.
B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.
C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.
D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Câu 20. Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?
A. Trường, lớp.
B. Văn hóa.
C. Nhà xưởng.
D. Đất trồng.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Phân tích những chuyển biến về kinh tế - xã hội vào cuối thời nguyên thủy. Phát minh quan trọng nào của người nguyên thủy tạo nên những chuyển biến này?
Câu 2 (2,0 điểm).
a) Khoảng cách thực tế từ Hà Nội đến Hải Phòng là khoảng 120km. Trên một bản đồ hành chính Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 10 cm. Vậy bản đồ có tỉ lên bao nhiêu?
b) So sánh độ dài của các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau.
Mời các bạn xem đáp án trong file tải về
Đề số 3
Phần I. Trắc nghiệm ( 3,0 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất cho những câu sau:(Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm)
Câu 1: Lịch sử là gì?
A. Là sự hiểu biết của con người về quá khứ.
B. Là những gì đã xảy ra trong quá khứ.
C. Là ghi chép lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra.
D. Là quá trình hình thành, phát triển của lịch sử tự nhiên.
Câu 2: Để dựng lại lịch sử, các nhà sử học cần
A. có tư liệu lịch sử.
B. có phòng thí nghiệm.
C. tham gia các chuyến đi điền dã.
D. tham gia vào các sự kiện.
Câu 3: Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh
A. Trái Đất.
B. Mặt Trời.
C. Sao Hỏa.
D. Sao Thiên vương.
Câu 4: Cách ngày nay 15 vạn năm là niên đại xuất hiện của
A. Vượn người.
B. Người tối cổ.
C. Người tinh khôn.
D. Bầy người nguyên thủy.
Câu 5: Ở Việt Nam, răng hóa thạch của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
A. Núi Đọ ( Thanh Hóa).
B.An Khê ( Gia Lai)
C.Xuân Lộc ( Đồng Nai)
D. Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn)
Câu 6: Đâu là tổ chức xã hội đầu tiên của xã hội loài người?
A. Công xã.
B. Bầy người.
C. Thị tộc và bộ lạc.
D. Cộng đồng.
Câu 7: Con người phát hiện ra sắt vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng cuối TNK IV TCN
B. Khoảng cuối TNK III TCN
C. Khoảng đầu TNK II TCN
D. Khoảng cuối TNK II TCN
Câu 8: Công cụ bằng kim loại đầu tiên được con người phát hiện và chế tác là?
A. đồng thau
B.sắt
C. đồng đỏ
D. thép
Câu 9: Khi tìm hiểu khái niệm , đặc điểm phân bố của các hiện tượng địa lý người ta thường dùng mẫu câu hỏi:
A. cái gì,ở đâu ?
B .vì sao?
C. như thế nào ?
D. bao nhiêu?
Câu 10 : Trong bản đồ, các loại khoáng sản thường được kí hiệu bằng:
A.Hình học
B.Chữ
C.Kí hiệu đường
D.Hình học và chữ
Câu 11 : Việt Nam có đường kinh tuyến 105°Đ đi qua,Phi líp pin có đường kinh tuyến 120°Đ đi qua ,vậy Phi líp pin nằm ở phía bên nào của Việt Nam?
A.Bắc
B.Nam
C.Tây D.Đông
Câu 12 : Trong các bản đồ địa hình, đường đồng mức là đường:
A.Nối các điểm có cùng một nhiệt độ
B.Nối các điểm có cùng một độ cao
C.Nối các điểm có cùng một độ sâu.
D.Nối các điểm có cùng một kiểu địa hình.
Phần II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Vì sao chúng ta phải học lịch sử?.
Câu 2 (1,5 điểm): Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy:
a. Trình bày vai trò của công cụ bằng kim loại đối với đời sống của con người trong xã hội nguyên thủy?
b. Em hãy liên hệ hiện nay nguyên liệu đồng còn được sử dụng để chế tạo những công cụ, vật dụng gì?
Câu 3 (2 điểm): Hoàn thành những thành tựu văn hóa của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại theo bảng sau:
Lĩnh vực | Ai Cập | Lưỡng Hà |
Lịch | ||
Chữ viết | ||
Toán học | ||
Kiến trúc |
Câu 4 ( 2 điểm):
a. Em hãy mô tả lại các bước để đo khoảng cách giữa 2 điểm trên bản đồ.
Biết bản đồ có ti lệ : 1:200 000 , từ A đến B trên bản đồ dài 5 cm . Vậy từ A đến B trên thực tế dài bao nhiêu km
Đáp án
Phần I. Trắc nghiệm ( 3,0 điểm)
Mỗi ý chọn đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | B | A | A | C | D | B | D | C | A | D | D | B |
Phần II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm | |||||||||||||||
Câu 1 (1,5 điểm) | Nguyên nhân cần phải học lịch sử? - Học lịch sử giúp chúng ta hiểu biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước. - Lịch sử giúp chúng ta hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay - Học lịch sử giúp chúng ta đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai | 0,5 0,5 0,5 | |||||||||||||||
Câu 2 (1,5 điểm) | a. Vai trò của công cụ bằng kim loại đối với đời sống của con người trong xã hội nguyên thủy: - Sự xuất hiện của kim loại giúp con người có thể khai phá những vùng đất mới…Con người có thể làm ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên… - Nhờ có kim loại giúp đời sống văn hóa, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao: con người biết dùng đồ trang sức như hoa tai, vòng tai, vòng cổ…bằng kim loại. b. Liên hệ hiện nay nguyên liệu đồng còn đượcc sử dụng để chế tạo những công cụ, vật dụng. HS liên hệ theo ý hiểu, tuy nhiên có thể nêu được những công cụ, vật dụng sau: Dây điện, lư đồng, nồi đồng, tượng thờ bằng đồng, trống đồng, kèn đồng… | 0,5 0,5 0.5 | |||||||||||||||
Câu 3 ( 2 điểm) |
| 0.5 0.5 0.5 0.5 | |||||||||||||||
Câu 4 ( 2 điểm) | a.Tính khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ theo thao tác: - Xác định vị trí 2 điểm cần đo - Dùng thước thẳng hoặc đặt 2 đầu compa vào 2 điểm cần đo để xác định khoảng cách trên bản đồ - Lấy khoảng cách của 2 điểm trên bản đồ nhân với tỉ lệ bản đồ b. - Bản đồ có ti lệ : 1:200 000(Có nghĩa là 1cm trên bản đồ bằng 200 000cm:2km trên thực tế) - Từ A đến B trên bản đồ dài 5 cm - Từ A đến B trên thực tế dài là : 5x2km= 10km | 1 1 |