Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 6 Kết nối tri thức - Đề 4
Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức - Đề 4 bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận cho các em tham khảo, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1 lớp 6 sắp tới đạt kết quả cao. Tài liệu được để dưới dạng file word và pdf, thầy cô có thể tham khảo, ra đề và ôn luyện cho học sinh. Sau đây mời thầy cô và các em tham khảo chi tiết.
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 6 KNTT
1. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa học kì 1
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1.Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của
A. âm lịch.
B. dương lịch.
C. bát quái lịch.
D. ngũ hành lịch.
Câu 2. Con số 1450 cm3 là thể tích não của dạng người nào?
A. Người tối cổ.
B. Người đứng thẳng.
C. Người tinh khôn.
D. Người lùn.
Câu 3. Xã hội nguyên thuỷ tan rã là do
A. công cụ lao động bằng đá được sử dụng phổ biến.
B. con người có mối quan hệ bình đẳng.
C. xã hội chưa phân hoá giàu nghèo.
D. tư hữu xuất hiện.
Câu 4. Học lịch sử giúp chúng ta biết được
A. quá trình sinh trưởng của tất cả các loài sinh vật.
B. cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
C. những khó khăn hiện tại mà nhân loại phải đối mặt.
D. sự biến đổi theo thời gian của khí hậu Trái Đất.
Câu 5. Tư liệu truyền miệng là
A. tư liệu được ra đời cùng thời gian và không gian của sự kiện lịch sử.
B. những bản ghi chép, sách, báo, nhật kí… phản ánh sự kiện lịch sử.
C. những câu truyện, ca dao… được truyền từ đời này qua đời khác.
D. những di tích, công trình hay đồ vật… do người xưa sáng tạo ra.
Câu 6. Việc phát hiện ra công cụ và đồ trang sức trong các mộ táng đã chứng tỏ điều gì về đời sống tinh thần của người nguyên thủy?
A. Công cụ lao động và đồ trang sức làm ra ngày càng nhiều.
B. Quan niệm về đời sống tín ngưỡng xuất hiện.
C. Đã có sự phân chia tài sản giữa các thành viên trong gia đình.
D. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ đã có sự phát triển.
Câu 7. Ở Việt Nam, dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai được hình thành từ nền văn hóa khảo cổ nào dưới đây?
A. Núi Đọ.
B. Hòa Bình.
C. Quỳnh Văn.
D. Phùng Nguyên.
Câu 8. Các nền văn hoá gắn với thời kì chuyển biến của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam là
A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.
B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Óc Eo.
C. Phùng Nguyên, Núi Đọ, Đa Bút.
D. Đồng Đậu, Hoa Lộc, Tràng An.
Câu 9. Truyền thuyết “Mỵ Châu – Trọng Thủy” thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây?
A. Tư liệu chữ viết.
B. Tư liệu hiện vật.
C. Tư liệu gốc.
D. Tư liệu truyền miệng.
Câu 10. Chữ viết của người Lưỡng Hà được viết trên
A. giấy pa-pi-rút.
B. thẻ tre.
C. đất sét.
D. xương thú.
Câu 11. Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá?
A. Xây dựng kim tự tháp.
B. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
C. Ướp xác bằng nhiều loại thảo dược.
D. Sử dụng hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.
Câu 12. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường
A. kinh tuyến gốc.
B. vĩ tuyến.
C. vĩ tuyến gốc.
D. kinh tuyến.
Câu 13. Tỉ lệ bản đồ 1: 6.000.000 có nghĩa là
A. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.
B. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.
C. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.
D. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.
Câu 14. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào
A. bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.
B. mép bên trái tờ bản đồ.
C. các đường kinh, vĩ tuyến.
D. các mũi tên chỉ hướng.
Câu 15. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào sau đây theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A. Vị trí thứ 3.
B. Vị trí thứ 5.
C. Vị trí thứ 9.
D. Vị trí thứ 7.
Câu 16. Kí hiệu bản đồ có mấy loại?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 17. Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả nào sau đây?
A. Hiện tượng mùa trong năm.
B. Sự lệch hướng chuyển động.
C. Giờ trên Trái Đất.
D. Sự luân phiên ngày đêm.
Câu 18. Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là
A. sơ đồ trí nhớ.
B. lược đồ trí nhớ.
C. bản đồ trí nhớ.
D. bản đồ không gian.
Câu 19. Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?
A. Địa bàn.
B. Sách, vở.
C. Khí áp kế.
D. Nhiệt kế.
Câu 20. Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới thời Tần?
A. Địa chủ.
B. Nông dân tự canh.
C. Nông dân lĩnh canh.
D. Lãnh chúa.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
a. Nêu những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại.
b. Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ?
Câu 2 (2,0 điểm): Hãy trình bày hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
2. Đáp án đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 6 KNTT
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-B | 2-C | 3-D | 4-B | 5-C | 6-B | 7-B | 8-A | 9-D | 10-C |
11-B | 12-D | 13-A | 14-C | 15-A | 16-C | 17-D | 18-B | 19-A | 20-D |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu | Nội Dung | Điểm |
1 3,0 (điểm) | * Những nét chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại: - Giữa thiên niên kỷ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, thống trị người Đra-vi-a, thiết lập nên chế độ đẳng cấp Vác-na. - Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, xã hội Ấn Độ chia thành 4 đẳng cấp: + Đẳng cấp ba-man là các: tăng lữ, quý tộc. + Đẳng cấp Ksa-tri-a là các vương công, vũ sĩ. + Đẳng cấp Vai-si-a là những người bình dân. + Đẳng cấp Su-đra là những người bản địa da màu bị chinh phục và những người có địa vị thấp kém khác. | 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 |
* Nhận xét chế độ đẳng cấp Vác-na: - Chế độ đẳng cấp Vác-na là hệ thống các quan hệ phân biệt về màu da, chủng tộc hết sức hà khắc, bất công, vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền; tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội ấn Độ cổ đại. - Tuy nhiên, chế độ đẳng cấp Vác-na có vai trò nhất định trọng việc duy trì sự ổn định của xã hội Ấn Độ cổ đại. - Những tàn dư của chế độ phân biệt đẳng cấp vẫn tồn tại trong lòng xã hội Ấn Độ hiện đại khiến hàng trăm triệu người Ấn Độ bị xa lánh, kì thị và ngược đãi. | 0,5 0,5 0,5 | |
2 2,0 (điểm) | Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất: - Trong khi quay quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc chúc nửa cầu bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời: + Vào ngày hạ chí (22-6): nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam ngược lại. + Vào ngày đông chí (22-12): nửa cầu Nam chúc về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Bắc ngược lại. - Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. - Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa Xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ. - Trong hai ngày xuân phân (21-3) và thu phân (23-9), lúc 12 giờ trưa, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở Xích đạo. Hai nửa cầu được chiếu sáng như nhau. | 0,5 0,5 0,5 0,5 |