Top 8 đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 KNTT
Bộ đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức bao gồm 8 đề thi khác nhau có đáp án, ma trận và bảng đặc tả đề thi, giúp các em học sinh ôn tập, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1 lớp 6 sắp tới đạt kết quả cao. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.
Lưu ý: Toàn bộ 8 đề thi và đáp án có trong file tải, mời thầy cô và các em tải về tham khảo trọn bộ
1. Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức - Đề 1
Ma trận
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu | Truyện đồng thoại, truyện ngắn | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Đề thi
Phần I. Đọc-hiểu (6.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:
- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!
- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.
Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:
- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.
- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.
Nhím ra dáng nghĩ:
- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.
Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.
(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)
Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8. (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm).
Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là:
A. truyện cổ tích B. truyện đồng thoại
C. truyện truyền thuyết D. truyện ngắn
Câu 2: Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?
A. lời của người kể chuyện B. lời của nhân vật Nhím
C. lời của nhân vật Thỏ D. lời của Nhím và Thỏ
Câu 3: Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?
A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.
B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.
Câu 4. Chi tiết nào miêu tả Nhím và Thỏ khiến em liên tưởng đến đặc điểm của con người?
A. Thỏ đuổi theo.
B. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên.
C. Một chú Nhím vừa đi đến.
D. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.
Câu 5: Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì?
A. quay tròn, không giữ được thăng bằng.
B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.
C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.
Câu 6: Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên?
A. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn.
B. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước.
C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây.
D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ.
Câu 7. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì?
A. Bỏ đi, mặc kệ Thỏ một mình.
B. Tiến lại gần và đưa chiếc que cho Thỏ khều tấm vải.
C. Lấy giúp Thỏ, giũ nước, quấn lên người Thỏ.
D. Nhờ một người bạn khác giúp đỡ Thỏ.
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ của Nhím đối với Thỏ qua câu nói “Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được?”
Nhím……………. cho Thỏ.
A. lo sợ B. lo lắng C. lo âu D. lo ngại
Câu 9 (1.0 điểm): Cho biết nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 10 (1.0 điểm): Từ hành động của các nhân vật trong đoạn trích, em rút ra được những bài học đáng quý nào?
Phần II. Làm văn (4.0 điểm)
Viết bài văn kể lại trải nghiệm một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Đáp án
Phần | Nội dung | Điểm | ||||||||||||||||
Phần I. Đọc – hiểu
Mỗi câu đúng được 0.5 điểm | 4.0
| |||||||||||||||||
Câu 9 | -Nói lên tình bạn bè thân thiết. Tấm lòng giúp người hoạn nạn khi khó khăn. - Nhím là một người vô cùng tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Thỏ có Nhím làm bạn chính là tình bạn đáng quý. | 1.0 | ||||||||||||||||
Câu 2 | - HS nêu được những bài học phù hợp: + Có lòng nhân ái, yêu thương mọi người + Cần biết cảm thông, thấu hiểu, giúp đỡ người khác khi họ khó khăn. + Nhanh nhẹn, linh hoạt khi gặp khó khăn,… (HS rút ra 1 thông điệp hợp lí thì chấm ½ số điểm; HS rút ra từ 2-3 thông điệp có diễn giải hợp lí thì chấm điểm tối đa). | 1.0 | ||||||||||||||||
Phần II. Làm văn (4.0 điểm) | ||||||||||||||||||
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. | 0.25 | ||||||||||||||||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh | 0.25 | |||||||||||||||||
c. Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm. - Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Những ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân. | 2.5
| |||||||||||||||||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0.5 | |||||||||||||||||
e. Sáng tạo: Bố cục rõ ràng, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc | 0.5 |
2. Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức - Đề số 2
Ma trận đề thi
TT | Kĩ năng | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| 1.Thơ và thơ lục bát 2. Thực hành Tiếng Việt: Biện pháp tu từ,từ láy, nghĩa của từ. | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 60 | |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | 0 | 1* 5 | 0 | 1* 15 | 0 | 1* 10 | 0 | 1* 10 | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Bảng đặc tả đề thi
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Chương/ Chủđề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ lục bát | Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ. -Nhận biết được bài thơ ngắt nhịp theo nhịp chắn hay lẻ. - Nhận biết được bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai. - Nhận biết được từ láy có chứa trong dòng thơ. -Nhận biết được biện pháp tu. Thông hiểu: - Thông qua từ ngữ hiểu được dòng thơ không trực tiếp nói về đặc điểm của tóc mẹ. - Hiểu được nội dung chính của khổ thơ thứ hai. - Hiểu được nghĩa của từ. Vận dụng: - Trình bày được nhận xét về mong ước của người con qua hai câu thơ cuối bài. - Trình bày được tình cảm, cảm xúc suy nghĩ về mẹ và những điều mong muốn làm cho mẹ. | 5 TN | 3TN | 2TL | |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm với người thân | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm với người thân trong gia đình; dùng ngôi kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. | 1TL* | |||
Tổng |
| 3 TN | 4TN | 2 TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 20 | 40 | 30 | 10 | ||
Tỉ lệ chung |
| 60 | 40 |
Đề thi
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I VĂN 6
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
TÓC CỦA MẸ TÔI
Mẹ tôi hong tóc buổi chiều
Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
Tóc dại mẹ xõa sau lưng
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.
Tóc sâu của mẹ tôi tìm
Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.
Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.
(Phan Thanh Nhàn, trích Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)
I. Đọc hiểu:
Khoanh tròn vào một đáp án đúng cho mỗi câu (từ 1 đến 8)
Câu 1 (0,5 điểm) Bài thơ đươc viết theo thể thơ
a.Song thất lục bát b. Lục bát
c.Tám chữ d.Sáu chữ
Câu 2: (0,5 điểm) Bài thơ ngắt nhịp theo nhịp
a.Chẵn b. Lẽ
Câu 3: (0,5 điểm) Dòng thơ nào không trực tiếp nói về đặc điểm của tóc mẹ?
a. Tóc dài mẹ xoã sau lưng. b. Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen
c. Bao nhiêu sợi bạc màu sương d. Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.
Câu 4: (0,5 điểm)Dòng thơ nào sau đây chứa từ láy?
a.Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen
b.Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
c.Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương
d.Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi
Câu 5: (0,5 điểm ) Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?
a.Người mẹ b.Tóc của mẹ
c.Người bố d. Người con
Câu 6: (0,5 điểm) Khổ thơ thứ hai người con muốn bộc lộ tình cảm gì với người mẹ của mình?
a. Biết ơn và kính trọng mẹ kể cả lúc mẹ đã già yếu.
b. Lo lắng, buồn phiền khi thấy mẹ đã già.
c. Quan tâm,thấu hiểu và thấy có lỗi với mẹ.
d. Thương mẹ vì đã già.
Câu 7: (0,5 điểm) Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở dòng thơ sau?
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.
a. Hoán dụ. b. Ẩn dụ. c. Nhân hoá d. So sánh
Câu 8. Nghĩa của từ “hong” trong bài thơ là gì?
a. Làm cho thẳng, mượt, sạch bằng cách dùng lược
b. Làm cho khô bằng cách trải ra chỗ có nắng.
c. Làm cho khô đi bằng cách để ở chỗ thoáng gió
d. Làm cho sạch bằng nước và các chất làm sạch
Tự luận:
Câu 9. Em nhận xét như thế nào về mong ước của người con qua hai dòng thơ cuối bài? (Học sinh viết 2 câu trở lại)
Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.
Câu 10. Bài thơ khơi gợi ở em những cảm xúc, suy nghĩ gì về người mẹ của mình? Em mong muốn làm điều gì cho mẹ? ( Học sinh viết 3 câu trở lại)
II. Viết bài tập làm văn
Bằng lời văn của mình, hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em với người thân trong gia đình.
Mời các bạn xem đáp án trong file tải
3. Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức - Đề 3
Ma trận đề thi
TRƯỜNG THCS ……. | MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT |
TT | Kĩ năng | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN KQ | TL | TN KQ | TL | TN KQ | TL | TN KQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | - Truyện đồng thoại | 01 | 03 | 01 | 01 | 01 | 10 | |||
- Nghĩa của từ | 01 | ||||||||||
- Từ ghép | 01 | ||||||||||
- Điệp ngữ | 01 | ||||||||||
Tỉ lệ % điểm | 20 | 15 | 10 | 05 | 10 | 60 | |||||
2 | Làm văn | - Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ | 01* | 01* | 01* | 01* | 01 | ||||
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi | 10 | 10 | 10 | 10 | 40 | ||||||
Tỉ lệ % các mức độ nhận thức | 30% | 35% | 25% | 10% | 100 |
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CHIẾC LÁ
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?
- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.
- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.
(Theo Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Trần Hoài Dương, NXB Kim Đồng, năm 2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể loại nào?
A. Truyện cổ tích
B. Truyền thuyết
C. Truyện đồng thoại
D. Truyện ngụ ngôn
Câu 2. Nhận xét nào sau đây nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?
A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.
B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.
Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Kết hợp sử dụng ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ hai
Câu 4. Em hiểu nghĩa của từ “nhỏ nhoi” trong câu “Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.” là gì?
A. Nhỏ và trông cân đối, dễ thương
B. Có kích thước ngắn
C. Không có gì khác thường, không có gì đặc biệt
D. Nhỏ bé, ít ỏi, gây ấn tượng ít ỏi, mong manh
Câu 5. Tại sao chim sâu cho rằng “Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng”?
A. Vì chim sâu tưởng rằng, hoa biết ơn chiếc lá thì lá phải làm được điều gì đó phi thường, kì diệu; nhưng khi hỏi lá, chim sâu thấy lá rất nhỏ nhoi, bình thường.
B. Vì chim sâu nghĩ bông hoa đã hiểu sai về chiếc lá, hoa tưởng chiếc lá có thể biến thành quả, thành sao, thành vầng mặt trời đem lại nhiều niềm vui cho mọi người.
C. Vì chim sâu không được bông hoa kính trọng và biết ơn như chiếc lá.
D. Vì chim sâu nghĩ rằng bông hoa đã cố giấu mình rất nhiều điều thú vị về chiếc lá.
Câu 6. Vì sao bông hoa trong câu chuyện trên lại khẳng định: “Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế.”?
A. Vì chiếc lá có thể biến thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người.
B. Vì mặc dù chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường nhưng suốt đời chiếc lá chưa một lần nào biến thành một thứ gì khác.
C. Vì chính nhờ sự tồn tại của những chiếc lá bình thường như vậy mới có sự sống, sự sinh sôi, phát triển của cây.
D. Vì bác gió thường rì rầm kể câu chuyện về cuộc đời chiếc lá suốt đêm ngày cho hoa nghe.
Câu 7. Từ nào dưới đây không phải là từ ghép?
A. Chiếc lá B. Rì rầm C. Bông hoa D. Chim sâu
Câu 8. Biện pháp tu từ nào được sử dụng qua từ được gạch chân trong câu văn sau? “Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?”
A. Điệp ngữ B. So sánh C. Nhân hóa D. Ẩn dụ
Câu 9. Từ văn bản trên, em rút ra cho mình những bài học gì trong cuộc sống?
Câu 10. Trong cuộc sống, có những người rất bình dị nhưng đóng góp của họ cho xã hội thật đáng trân trọng. Em hãy ghi lại những đóng góp tốt đẹp cho cuộc đời của những con người như vậy.
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.
--- HẾT ---
Mời các bạn xem đáp án trong file tải
4. Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 - Đề 4
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mèo dạy hổ
Ngày xưa, hổ không biết cách bắt mồi như mèo. Một hôm, hổ đến gần mèo dỗ dành:
- Bác mèo ơi, tôi là người cùng họ với bác. Tôi và bác giống nhau y hệt. Mình tôi cũng vằn vằn như bác. Tôi có râu, bác cũng có râu. Tôi có vuốt sắc, bác cũng có…Thế mà bác lại biết rình mồi, biết nhảy, biết trèo tài hơn tôi. Chỗ họ hàng với nhau, bác dạy cho tôi biết với.
Mèo nghe lời ngọt ngào, thương hổ là chỗ họ hàng, liền nói:
- Nhưng bác đừng ăn thịt tôi cơ.
Hổ vỗ về:
- Ai lại ăn thịt người cùng họ bao giờ? Bác cứ tin ở tôi.
Mèo yên tâm dạy hổ cách thu mình rình mồi, cách nhảy bắt mồi, cách vờn, cách mài giũa vuốt. Hổ học xong lấy làm đắc chí. Đương lúc đói bụng, hổ định vồ mèo ăn thịt. Hổ bảo:
- Mẻo mèo meo! Ta bắt được mèo ta nhai ngấu nghiến!
Mèo nhảy tót lên cây bảo hổ:
- Mẻo mèo mèo! Ta có võ trèo ta chưa dạy hổ.
Hổ tức quá gầm nhảy dưới đất, nhưng không làm gì được. Và từ đó đến giờ, hổ vẫn không biết trèo như mèo.
(Nguồn Internet)
Câu 1. Câu chuyện được kể bằng lời của ai?
A. Lời của hổ.
B. Lời của mèo.
C. Lời của người kể chuyện.
D. Lời của một con vật khác.
Câu 2. Ai là nhân vật chính trong câu chuyện trên?
A. Con hổ
B. Con mèo
C. Khu rừng
D. Hổ và mèo
Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Mèo yên tâm dạy hổ cách thu mình rình mồi, cách nhảy bắt mồi, cách vờn, cách mài giũa vuốt.”?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. So sánh
Câu 5. Từ “dỗ dành” trong câu “Một hôm, hổ đến gần mèo dỗ dành” là từ:
A. Cụm từ
B. Từ đơn
C. Từ láy
D. Từ ghép
Câu 6. Nghĩa của từ “đắc chí” trong câu: “Hổ học xong lấy làm đắc chí” là gì?
A. Tự cho mình hơn người nên xem thường người khác.
B. Tỏ ra thích thú vì đã đạt được điều mong muốn.
C. Đúng như ý muốn của mình.
D. Tỏ ra trơ lì, không có chút gì kiêng sợ hoặc xấu hổ.
Câu 7. Chú mèo trong câu chuyện là một nhân vật như thế nào?
A. Là một nhân vật khôn ngoan.
B. Là một nhân vật khiêm tốn.
C. Là một nhân vật yếu đuối.
D. Là một nhân vật kiêu căng.
Câu 8. Vì sao hổ không bao giờ biết trèo như mèo?
A. Vì mèo chưa nhiệt tình dạy hổ.
B. Vì hổ không chịu học.
C. Vì hổ không thể học được.
D. Vì hổ đã vội vã trở mặt vô ơn, định ăn thịt mèo – người đã bày bảo, dạy dỗ cho mình.
Câu 9. Em có đồng ý với cách cư xử của hổ không? Vì sao? (trình bày bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu)
Câu 10. Qua câu chuyện trên, em rút ra cho mình bài học gì có ý nghĩa nhất? (trình bày bằng đoạn văn từ 5 đến 7 câu)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0,5 | |
2 | D | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | D | 0,5 | |
9 | - Nêu được quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần. - Lí giải được lí do lựa chọn quan điểm của bản thân. (Quan điểm và lý giải phải phù hợp chuẩn mực đạo đức và lối sống) | 1,0 | |
10 | Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có thể rút ra được những bài học nhận thức riêng cho bản thân nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Gợi ý - Phải biết trân trọng người đã giúp đỡ, bày bảo cho mình trong cuộc sống. - Lý giải: Những người sẵn lòng chỉ bảo, dạy dỗ cho mình không sợ hãi, tính toán là những người mang lại những điều tốt đẹp. Đó thực sự là những người dũng cảm và đáng trân trọng. Sống cần có bản lĩnh để trước sau như một, không vi phạm những điều xấu xa, độc ác. | 1,0 | |
II |
| LÀM VĂN | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề: - Viết bài văn kể lại một trải nghiệm mà từ đó em đã có một cách nhìn nhận mới, sâu sắc hơn về một đối tượng, sự vật, hiện tượng nào đó, khiến em nhớ mãi. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. | 0,25 | |
| c. Kể lại trải nghiệm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | 3,0 | |
| - Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm của em. - Thân bài: + Trải nghiệm đó diễn ra như thế nào? + Tâm trạng của em ra sao? - Kết bài : Ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân, khiến em nhận ra mình chín chắn, sâu sắc hơn. | 0,5 2.0 0,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. | 0,25 |
5. Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 KNTT - Đề 5
Ma trận đề thi
Mức độ Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1. Văn học Đọc – hiểu Văn bản (Ngữ liệu nằm ngoài SGK) | - Nhận biết về chủ đề, thể thơ của đoạn thơ | - Hiểu nội dung đoạn thơ | - Rút ra được bài học cho bản thân | ||
Số câu Số điểm tỉ lệ% | Số câu: 1 Số điểm: 1 tỉ lệ : 10% | Số câu:1 Số điểm: 1 tỉ lệ : 10% | Số câu:1 Số điểm: 1 tỉ lệ : 10% |
| Số câu: 3 Số điểm: 3 tỉ lệ : 30% |
2. Tiếng Việt So sánh; Từ láy | - Chỉ ra câu văn có hình ảnh so sánh. - Nhận biết từ láy, có trong đoạn thơ |
| |||
Số câu Số điểm tỉ lệ% | Số câu:2 Số điểm:2 tỉ lệ : 20% |
|
|
| Số câu: 2 Số điểm: 2 tỉ lệ : 20% |
3. Tạo lập văn bản. | Viết bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân. |
| |||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
|
|
| Số câu: 1 Số điểm:5,0 tỉ lệ :50% | Số câu: 1 Số điểm: 5 tỉ lệ :50% |
- Tổng số câu: - Tổng số điểm: - Tỉ lệ%
| Số câu: 3 Số điểm: 3 Tỉ lệ : 30% | Số câu:1 Số điểm:1 Tỉ lệ 10%
| Số câu:1 Số điểm:1 Tỉ lệ 10%
| Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ : 50% | Số câu:6 Số điểm:10 Tỉ lệ:100% |
Đề thi
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ
Cho con thành tựu được nhờ tấm thân
Mẹ thường âu yếm ân cần
Bảo ban chỉ dạy những lần con sai
(“ Mẹ là tất cả” -Lăng Kim Thanh)
Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Và đoạn thơ trên thuộc chủ đề nào mà em đã học?
Câu 2 (1,0 điểm) Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau.
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
Câu 4 (1,0 điểm) Hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên.
Câu 5 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên là gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
Đáp án
I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm | ||
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 | Thể thơ : lục bát Chủ đề : Tình cảm gia đình | 0,5 0,5 |
Câu 2 | * HS ghi đúng 2 trong các từ : Từ láy : mát mẻ, mong mỏi, âu yếm, bảo ban. | 1,0 |
Câu 3 | Biện pháp tu từ: So sánh *HS ghi đúng 1 trong 2 câu thơ: - Mẹ là cơn gió mùa thu - Mẹ là đêm sáng trăng sao | 0,5 0,5 |
Câu 4 | Nội dung : Tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ đối với con cái đồng thời thể hiện lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của con đối với mẹ. | 1,0 |
Câu 5 | Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn trích - Nhận thấy tình mẫu tử là tình cảm cô cùng thiêng liêng và cao cả đối với cuộc sống con người. - Phải biết trân quý những giây phút được sống bên mẹ, trân trọng tình cảm gia đình… - Hãy thực hiện lòng hiếu thảo một cách thật tâm, chân tình - chăm sóc, phụng dưỡng, yêu thương cha mẹ tử tế. - Lên án, phê phán những hành động vô lễ, ngược đãi, bất hiếu đối với cha mẹ | 1,0 |
II.Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm | ||
Mở bài | Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. | 0,5 |
Thân bài | - Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. - Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. (Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). | 1,0 1,0 1,0 |
Kết bài | Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. | 0,5 |
III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm | ||
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt. | 0,25 | |
Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵen chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc. | 0,5 | |
Bài làm cần tập trung làm nổi bật hoạt động trải nghiệm của bản thân. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết. | 0,25 |
Mời các bạn xem tiếp các đề còn lại trong file tải về