Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 8 Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 sách Cánh Diều năm 2024

Bộ đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 sách Cánh Diều năm 2024 bao gồm 8 đề thi Văn 6 có đáp án và ma trận. Tài liệu giúp các em học sinh nắm được cấu trúc đề thi chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kì 1 lớp 6 đạt điểm cao. Mời các em học sinh cùng theo dõi chi tiết.

Xem thêm: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 của 3 sách mới

1. Đề thi giữa kì 1 văn 6 Cánh Diều Số 1

Đề thi

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG

Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì cũng hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Em buồn lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng.
Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng cúi mình. Lời cầu xin đó đến tai Đức Phật từ bi, Người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của em nên đã tự mình hóa thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng rồi nói:

- Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm. Nói rồi nhà sư biến mất.

Em nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh hoa, lòng em bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được thêm với em có năm năm nữa. Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là hoa cúc trắng.

(Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản - Sách Ngựa Gióng)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Truyện Sự tích hoa cúc trắng thuộc thể loại nào? (1)

A. Truyện cổ tích

B. Truyện đồng thoại

C. Truyền thuyết

D. Thần thoại

Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (2)

A.Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ ba

C. Ngôi thứ hai

D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai? (1)

A. Đúng B. Sai

Câu 4. Theo nhà sư, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì? (1)

A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo

B. Biểu tượng cho sự sống và lòng kiên trì

C. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương

D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp

Câu 5. Vì sao em bé lại xé nhỏ các cánh hoa? (4)

A. Vì em vốn là đứa trẻ hiếu động

B. Vì em nghĩ bông hoa nhiều cánh sẽ đẹp hơn

C. Vì em bé muốn mẹ sống lâu bên mình

D. Vì em thích bông hoa nhiều cánh

Câu 6. Trong câu văn“Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con”, từ láy tần tảo có ý nghĩa là: (7)

A. làm lụng chăm chỉ công việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn

B. làm lụng chăm chỉ công việc đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn

C. làm lụng chăm chỉ việc nhà và đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn

D. làm lụng vất vả, lo toan việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn

Câu 7. “Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ”. Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào? (7)

A. Trạng ngữ chỉ mục đích

B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

D. Trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 8. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích hoa cúc trắng? (6)

A. Ca ngợi ý nghĩa các loài hoa

B. Ca ngợi tình mẫu tử

C. Ca ngợi tình cảm gia đình

D. Ca ngợi tình cha con

Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên. (8)

Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ? (9)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Hãy kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

------------------------- Hết -------------------------

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

B

0,5

3

B

0,5

4

A

0,5

5

C

0,5

6

D

0,5

7

D

0,5

8

B

0,5

9

- HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học.

- Lí giải được lí do nêu bài học ấy.

1,0

10

HS tự rút ra trách nhiệm về nhận thức và hành động của bản thân đối với cha mẹ.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

0,25

c. Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng ngôi kể phù hợp.

- Giới thiệu được câu chuyện truyền thuyết định kể.

- Giới thiệu được nhân vật chính, các sự kiện chính trong truyền thuyết: bắt đầu - diễn biến - kết thúc.

- Ý nghĩa của truyện truyền thuyết.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

Ma trận

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

1. Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích).

4

0

4

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại một truyện dân gian

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.

Bảng đặc tả

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)..

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, những dấu hiệu đặc trưng của thể loại truyện cổ tích; chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. (1)

- Nhận biết được người kể chuyện và ngôi kể. (2)

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện. (3)

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu (4)

- Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ. (5)

- Hiểu và nhận biết được chủ đề của văn bản. (6)

- Hiểu được nghĩa của từ láy, loại trạng ngữ. (7)

Vận dụng:

- Rút ra được bài học từ văn bản. (8)

- Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa, giá trị tư tưởng hoặc đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. (9)

4 TN

4 TN

2 TL

2

Viết

Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian.

1TL*

1TL*

1TL*

1TL*

Tổng

4 TN

4 TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

25

35

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

2. Đề thi giữa kì 1 văn 6 Cánh Diều Số 2

Ma trận

Mức độ

NLĐG

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

I. Đọc- hiểu

Ngữ liệu: Văn bản trong chương trình.

- Nêu phương thức biểu đạt chính/ phát hiện các chi tiết trong bài

- Hiểu được và nêu tác dụng của biện pháp tu từ

- Trình bày suy nghĩ/ cảm nhận của bản thân về một chi tiết trong văn bản.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

1

1

10%

1

1

10%

4

3

30%

II. Tập làm văn

Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu

Viết 1 đoạn văn theo yêu cầu.

Viết một bài tập làm văn theo yêu cầu.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2,0

20%

1

5

50%

2

7

70%

Tổng số câu

Số điểm toàn bài

Tỉ lệ % điểm toàn bài

2

1

10%

1

1

10%

2

3

30%

1

5

50%

6

10

100%

Đề thi

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng.

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi...

Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái mặt trời bé con...
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.

(À ơi tay mẹ - Bình Nguyên)

Câu 1 (0.5 điểm):Xác định phương thức biều đạt chính trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Trong đoạn trích, người con bé bỏng được gọi bằng những cụm từ nào?

Câu 3 (1 điểm): Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ sau:

Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái mặt trời bé con…

Câu 4 (1 điểm): Qua đoạn thơ, em có cảm nhận gì về tình cảm của người mẹ dành cho con.

II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử?

Câu 2: (5 điểm) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về một người thân trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị.,..)

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Đọc - hiểu

1

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

0,5

2

Trong đoạn trích, người con bé bỏng được gọi bằng những cụm từ: cái trăng vàng; cái trăng tròn; cái trăng còn nằm nôi; cái mặt trời bé con.

0,5

3

- Hình ảnh ẩn dụ: cái mặt trời bé con à Chỉ người con

- Tác dụng:

+ Làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn, giàu sức gợi hình, gợi cảm.

+ Nhấn mạnh sự quan trọng của người con đối với mẹ.

+ Thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ của người mẹ với con: với mẹ, con là Mặt Trời, là điều quan trọng nhất.

0,5

0,5

4

Qua đoạn thơ, ta thấy được tình yêu thương lớn lao của mẹ dành cho con. Mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước khó khăn, chông gai trong cuộc đời để bảo vệ con, cho con được hạnh phúc, bình yên. Song với con, lúc nào mẹ cũng dịu dàng, dành tình yêu thương cho con suốt một đời dù cho bất cứ điều gì xảy ra.

1,0

Phần TLV

1.

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn , Có câu mở đoạn

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể viết đoạn văn nêu suy nghĩ theo hướng sau:

+ Biểu hiện của tình mẫu tử:

- Mẹ yêu thương, che chở, hi sinh tất cả vì con.

- Con kính trọng, yêu thương, biết ơn mẹ.

+ Sức mạnh của tình mẫu tử.

- Là tình cảm thiêng liêng, cao quý, giúp hình thành nhân cách cho con, dạy con biết yêu thương, sống có lòng biết ơn.

- Là nguồn sức mạnh tinh thần vô giá tiếp sức cho cả mẹ và con trên đường đời để có thể vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn.

- Là niềm an ủi, vỗ về, chở che, bao dung khi con vấp ngã hay mắc sai lầm.

-Câu kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề

(Đối với HS lớp 6, đây là câu hỏi khó nên GV cần linh hoạt khi chấm, có thể cho điểm động viên khuyến khích chứ không cứng nhắc rập khuôn theo đáp án)…

d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

0,25

1,5

0,25

2

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề tự sự.

0,25

c. Triển khai vấn đề:

1. Mở bài

- Giới thiệu về trải nghiệm khiến em nhớ mãi

· Trải nghiệm ấy diễn ra đã bao lâu rồi?

· Đó là một trải nghiệm vui hay buồn?

2. Thân bài

- Giới thiệu chung về trải nghiệm đó:

· Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm (ngày nào/ mùa nào/ năm nào)

· Không gian xảy ra trải nghiệm (trung tâm, lớp học, phòng ngủ, hồ bơi…)

· Lúc xảy ra trải nghiệm, em đang ở cùng với những ai? (ai đã chứng kiến và tham gia vào trải nghiệm của em?)

- Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí:

· Trải nghiệm đó bắt đầu bằng hoạt động nào của em?

· Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày dẫn đến việc em có một trải nghiệm khó quên?

· Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó?

· Kết quả của trải nghiệm đó là gì? (mặt tốt/ xấu)

· Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế nào?

· Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra?

3. Kết bài

- Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em:

· Em cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó? (quan trọng, khó quên…)

· Trải nghiệm đó giúp em thay đổi bản thân như thế nào?

0,5

0,5

d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.

0,25

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

0,25

Trên đây là 2 mẫu đề thi, để xem toàn bộ 8 đề thi và đáp án, mời các bạn tải về trọn bộ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
148
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
7 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Loan To
    Loan To

    😀u

    Thích Phản hồi 05/11/23
    • An Bá
      An Bá

       hay quá nhưng đề 2 ko có lời giải

      Thích Phản hồi 06/11/23
      • An Bá
        An Bá

        😭


        Thích Phản hồi 06/11/23
        • 11. Thảo Ngọc
          11. Thảo Ngọc

          S ko có giải ?

          Thích Phản hồi 27/10/21
          • Tân Nguyễn
            Tân Nguyễn

            sao đề 2 ko giải vậy

            Thích Phản hồi 30/11/21
            • Bọ Cạp
              Bọ Cạp

              Cảm ơn nhé

              Thích Phản hồi 12/10/22
              • Bé Gạo
                Bé Gạo

                hay nè

                Thích Phản hồi 12/10/22
                🖼️

                Gợi ý cho bạn

                Xem thêm
                🖼️

                Đề thi giữa kì 1 lớp 6

                Xem thêm