Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 - Đề số 4
Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức - Đề số 4 có đầy đủ đáp án và bảng ma trận, được để dưới dạng file word và pdf. Đây là tài liệu hay cho các em ôn tập, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1 lớp 6, đồng thời cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ đề thi, đáp án và bảng ma trận đề thi.
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức
1. Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 6 KNTT
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu
| Truyện đồng thoại | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 60 | |
2 | Viết
| Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
2. Bảng đặc tả đề thi
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1
| Đọc hiểu | Truyện đồng thoại | Nhận biết: - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận ra các biện pháp tu từ, thành phần của câu. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu. - Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Giải thích được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ, công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. | 3 TN | 5 TN | 2TL | |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) Vận dụng: Viết được một đoạn văn tự sự kể về một trải nghiệm. Biết kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn để lại nhiều cảm xúc cho người đọc. | 1* | 1* | 1* | 1TL* |
Tổng |
| 3 TN | 5TN | 2 TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 20 | 40 | 30 | 10 | ||
Tỉ lệ chung |
| 60 | 40 |
3. Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mèo dạy hổ
Ngày xưa, hổ không biết cách bắt mồi như mèo. Một hôm, hổ đến gần mèo dỗ dành:
- Bác mèo ơi, tôi là người cùng họ với bác. Tôi và bác giống nhau y hệt. Mình tôi cũng vằn vằn như bác. Tôi có râu, bác cũng có râu. Tôi có vuốt sắc, bác cũng có…Thế mà bác lại biết rình mồi, biết nhảy, biết trèo tài hơn tôi. Chỗ họ hàng với nhau, bác dạy cho tôi biết với.
Mèo nghe lời ngọt ngào, thương hổ là chỗ họ hàng, liền nói:
- Nhưng bác đừng ăn thịt tôi cơ.
Hổ vỗ về:
- Ai lại ăn thịt người cùng họ bao giờ? Bác cứ tin ở tôi.
Mèo yên tâm dạy hổ cách thu mình rình mồi, cách nhảy bắt mồi, cách vờn, cách mài giũa vuốt. Hổ học xong lấy làm đắc chí. Đương lúc đói bụng, hổ định vồ mèo ăn thịt. Hổ bảo:
- Mẻo mèo meo! Ta bắt được mèo ta nhai ngấu nghiến!
Mèo nhảy tót lên cây bảo hổ:
- Mẻo mèo mèo! Ta có võ trèo ta chưa dạy hổ.
Hổ tức quá gầm nhảy dưới đất, nhưng không làm gì được. Và từ đó đến giờ, hổ vẫn không biết trèo như mèo.
(Nguồn Internet)
Câu 1. Câu chuyện được kể bằng lời của ai?
A. Lời của hổ.
B. Lời của mèo.
C. Lời của người kể chuyện.
D. Lời của một con vật khác.
Câu 2. Ai là nhân vật chính trong câu chuyện trên?
A. Con hổ
B. Con mèo
C. Khu rừng
D. Hổ và mèo
Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Mèo yên tâm dạy hổ cách thu mình rình mồi, cách nhảy bắt mồi, cách vờn, cách mài giũa vuốt.”?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. So sánh
Câu 5. Từ “dỗ dành” trong câu “Một hôm, hổ đến gần mèo dỗ dành” là từ:
A. Cụm từ
B. Từ đơn
C. Từ láy
D. Từ ghép
Câu 6. Nghĩa của từ “đắc chí” trong câu: “Hổ học xong lấy làm đắc chí” là gì?
A. Tự cho mình hơn người nên xem thường người khác.
B. Tỏ ra thích thú vì đã đạt được điều mong muốn.
C. Đúng như ý muốn của mình.
D. Tỏ ra trơ lì, không có chút gì kiêng sợ hoặc xấu hổ.
Câu 7. Chú mèo trong câu chuyện là một nhân vật như thế nào?
A. Là một nhân vật khôn ngoan.
B. Là một nhân vật khiêm tốn.
C. Là một nhân vật yếu đuối.
D. Là một nhân vật kiêu căng.
Câu 8. Vì sao hổ không bao giờ biết trèo như mèo?
A. Vì mèo chưa nhiệt tình dạy hổ.
B. Vì hổ không chịu học.
C. Vì hổ không thể học được.
D. Vì hổ đã vội vã trở mặt vô ơn, định ăn thịt mèo – người đã bày bảo, dạy dỗ cho mình.
Câu 9. Em có đồng ý với cách cư xử của hổ không? Vì sao? (trình bày bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu)
Câu 10. Qua câu chuyện trên, em rút ra cho mình bài học gì có ý nghĩa nhất? (trình bày bằng đoạn văn từ 5 đến 7 câu)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.
4. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 KNTT
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0,5 | |
2 | D | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | D | 0,5 | |
9 | - Nêu được quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần. - Lí giải được lí do lựa chọn quan điểm của bản thân. (Quan điểm và lý giải phải phù hợp chuẩn mực đạo đức và lối sống) | 1,0 | |
10 | Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có thể rút ra được những bài học nhận thức riêng cho bản thân nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Gợi ý - Phải biết trân trọng người đã giúp đỡ, bày bảo cho mình trong cuộc sống. - Lý giải: Những người sẵn lòng chỉ bảo, dạy dỗ cho mình không sợ hãi, tính toán là những người mang lại những điều tốt đẹp. Đó thực sự là những người dũng cảm và đáng trân trọng. Sống cần có bản lĩnh để trước sau như một, không vi phạm những điều xấu xa, độc ác. | 1,0 | |
II |
| LÀM VĂN | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề: - Viết bài văn kể lại một trải nghiệm mà từ đó em đã có một cách nhìn nhận mới, sâu sắc hơn về một đối tượng, sự vật, hiện tượng nào đó, khiến em nhớ mãi. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. | 0,25 | |
| c. Kể lại trải nghiệm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | 3,0 | |
| - Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm của em. - Thân bài: + Trải nghiệm đó diễn ra như thế nào? + Tâm trạng của em ra sao? - Kết bài : Ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân, khiến em nhận ra mình chín chắn, sâu sắc hơn. | 0,5 2.0 0,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. | 0,25 |