Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình lớp 6

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề bài:

Qua các văn bản đọc ở bài Gõ cửa trái tim, em đã cảm nhận được ý nghĩa của gia đình đối với tất cả chúng ta. Nhưng trong thực tế, đời sống gia đình còn nhiều vấn đề khác, cả tích cực lẫn tiêu cực, khiến chúng ta phải suy nghĩ. Sau đây, em hãy chia sẻ về một vấn đề trong đời sống gia đình khiến em quan tâm và suy nghĩ.

1. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình Ngắn gọn

>> HS tham khảo các bài văn mẫu Ngắn gọn hay tại đây: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình Ngắn gọn

2. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình Hay nhất

Qua tác phẩm Bức tranh của em gái tôi, em cảm nhận được tình anh em sâu sắc.

Tình anh em là một tình cảm thiêng liêng và đầy ý nghĩa. Những người anh chị em trong một gia đình luôn được gắn kết với nhau chặt chẽ bởi một sợi dây vô hình. Người anh, người chị có thể vừa là anh chị, vừa là bạn bè, vừa là thầy cô. Họ chăm sóc, vui chơi và dạy cho em của mình những điều tốt đẹp. Tình cảm ấy xuất phát từ chính trái tim chứ không vì một ràng buộc nào cả. Sự cao cả ấy khiến cho tình anh em trở nên vô giá.

Qua hình ảnh bé Mèo, em thấy được tình yêu và ngưỡng mộ anh trai của một cô bé mới lớn. Dù có lúc anh cáu gắt vô cớ, mặc kệ cô không quan tâm. Nhưng sau tất cả, anh vẫn là người mà cô luôn yêu quý nhất. Cũng từ người anh trai ấy, em thấy được những người đã có một sai lầm trong cuộc sống gia đình. Chính là mặc nhiên đón nhận tình cảm từ người thân yêu và đối xử khắt khe, lạnh lùng với họ. Chúng ta thường tử tế với người ngoài và nóng nảy với người thân. Hiện tượng ấy thật kì lạ nhưng vẫn đang xảy ra mỗi ngày trong xã hội. Có lẽ, chính bởi vì biết rằng những người anh em của ta sẽ mãi luôn yêu quý và ở bên bao dung cho ta, nên mới có điều đó xảy ra.

Nhưng cuối cùng, như bé Mèo vẫn luôn yêu quý anh trai, và anh trai cũng nhận ra tình cảm ấy. Chúng ta cũng cần phải luôn biết trân trọng và yêu quý tình cảm gia đình.

3. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình lớp 6

Gia đình là hai tiếng thiêng liêng và ấm áp. Đó là nơi nuôi dưỡng, vun vén cho hạnh phúc của mỗi người. Tuy nhiên, theo một cách nào đó, mà không phải gia đình nào cũng tồn tại đúng với ý nghĩa của nó.

Những gia đình mà tôi muốn nói đến, chính là những gia đình đã và đang đè nặng áp lực tinh thần lên vai con cái của mình. Bố mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm, hi sinh cho con của mình vô điều kiện. Bao nhiêu vất vả, khó khăn, họ đều gồng gánh, chỉ mong con cái mình được hạnh phúc, đủ đầy. Chỉ vậy thôi là đã vui lắm rồi. Tuy nhiên, tấm lòng ấy nhiều khi lại không được thể hiện đúng cách, đúng trường hợp, vô tình tạo nên khối áp lực nặng nề đè lên vai những đứa trẻ.

Nhiều bậc phụ huynh gò ép, bắt buộc con mình phải học tập thật nhiều, suốt cả ngày đến không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi. Những đứa trẻ ấy cả ngày ngồi bên sách vở, với những giờ học mãi chẳng kết thúc. Từ học văn hóa, đến các môn năng khiếu, thể thao… Các em cứ phải học mãi. Không chỉ thế, những phụ huynh ấy, còn tìm cách “triệt tiêu” những thứ có nguy cơ ảnh hưởng đến thành tích học tập của con em mình. Như cấm không cho đọc truyện, chơi game, không được đi chơi với bạn bè… Họ buộc con mình vào một không gian nhỏ bé, chật chội. Hơn thế nữa, các phụ huynh còn thường xuyên đè nặng thành tích lên người các con. Thành tích cao thì được thưởng, nhưng nếu có điểm thấp, không có giấy khen… thì sẽ bị mắng, bị đánh. Điều đó, khiến tâm lý các em luôn trong trạng thái bị đè nén bởi sự sợ hãi, lo lắng, áp lực.

Chúng ta đều biết rằng cha mẹ làm những điều đó đều vì yêu thương con cái. Những đứa con đau khổ, thì họ cũng mệt mỏi, buồn bã lắm chứ. Tuy nhiên, chính cái cách thức hành động sai lầm, đã khiến những người bố, người mẹ ngày càng xa rời con cái mình hơn. Vậy nên, để gắn chặt tình cảm gia đình, chúng ta cần nhiều hơn những giây phút chia sẻ, đồng điệu với nhau. Con cái tâm sự với bố mẹ những mong mỏi, nguyện vọng của mình. Bố mẹ gửi gắm đến con những kì vọng, và yêu thương. Cả hai phía sẵn sàng thấu hiểu nhau, có như thế, tình cảm gia đình mới ấm êm và thuần túy nhất.

Trên đây là một vấn đề không hề mới, nhưng vẫn đã và đang rất nhức nhối trong xã hội. Nó là mang tính tiêu cực, dù xuất phát điểm lại từ thứ tình cảm tích cực. Mong sao, mọi thành viên trong gia đình sẽ luôn yêu thương, chia sẻ cho nhau, để tổ ấm luôn là nơi hạnh phúc khi trở về.

4. Hướng dẫn các bước Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình

Bước 1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Dựa vào chính trải nghiệm của em để chọn một đề tài phù hợp. Ví dụ:

  • quan hệ giữa các thành viên trong gia đình;
  • việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ đối với con cái;
  • thái độ cư xử của con cái đối với cha mẹ;
  • những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương;
  • sự tôn trọng sở thích và mong muốn của từng người,...

- Có thể đọc lại các văn bản đã học trong bài để được gợi ý thêm về ý tưởng.

- Tìm thêm thông tin liên quan từ sách báo hoặc các phương tiện nghe nhìn để có được cái nhìn toàn diện hơn về đề tài muốn nói.

- Chuẩn bị tranh ảnh, bài hát,... về gia đình để minh họa cho bài nói (nếu có).

- Chuẩn bị tranh ảnh, bài hát,... về gia đình để minh họa cho bài nói (nếu có).

- Ghi ra giấy những ý chính cần nói và sắp xếp theo trật tự phù hợp.

b. Tập luyện

- Để trình bày tốt, em hãy tập luyện trước.

  • tập luyện một mình,
  • trình bày trước bạn bè, người thân và nhờ họ nhận xét, góp ý.

- Chọn cách nói tự nhiên, gần gũi, gần với kiểu tâm tình, chia sẻ, giãi bày.

Bước 2. Trình bày bài nói

- Trình bày bài nói theo các ý chính đã chuẩn bị.

  • Mở đầu, nên cho người nghe cảm nhận được điều em sắp nói là điều em đã thực sự chứng kiến, có nhiều cảm xúc và suy nghĩ.
  • Ở phần nội dung chính, cần chú ý để không sa vào việc liệt kê bằng chứng hay kể chuyện; tập trung nêu được nội dung cốt lõi, mang tính tiêu biểu cho vấn đề đang bàn.
  • Kết thúc bài nói cần nhấn mạnh vào cách ứng xử thích hợp mà em đã lựa chọn.

- Trong khi nói, cần tập trung vào vấn đề mà em đã chọn. Những liên hệ với trải nghiệm của bản thân em sẽ làm cho nội dung bài nói thêm sinh động.

- Chú ý kết hợp trình bày ý kiến với việc sử dụng tranh ảnh, bài hát để làm tăng sức hấp dẫn cho bài nói.

Bước 3. Sau khi nói

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nghe

Người nói

- Thể hiện sự chia sẻ và nêu nhận xét về phần trình bày của bạn với thái độ chân thành, tôn trọng. Có thể trao đổi về:

  • Nội dung bài nói: Bài nói đã trình bày được ý kiến về vấn đề trong đời sống gia đình hay chưa?
  • Cách trình bày: Ngữ điệu, cách diễn đạt, cách tương tác với người nghe như thế nào?

- Phản hồi những nhận xét, góp ý của người nghe với tinh thần cầu thị:

  • Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.
  • Trao đổi về những điều người nghe cần nắm rõ thêm.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
546
19 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Huỳnh Chau Anh
    Huỳnh Chau Anh

    hay 

    Thích Phản hồi 18/10/23
    • Nguyên Hoàng
      Nguyên Hoàng

      Hay , quá hay 

      Thích Phản hồi 22/10/23
      • Nguyên Hoàng
        Nguyên Hoàng

        -????????????????¿???????¿???????????????¿¿??????????????????¿?????????¿????????????????


        Thích Phản hồi 22/10/23
        • Nguyễn Lê Bảo Minh
          Nguyễn Lê Bảo Minh

          okkkkkkkkkk

          Thích Phản hồi 22/10/23
          • quý nguyễn hữu
            quý nguyễn hữu

            hay

            Thích Phản hồi 24/10/23
            • Bình Tương
              Bình Tương

              có bài nào về lòng hiếu thảo k mọi người


              Thích Phản hồi 08/11/23
              • Giang Nguyễn
                Giang Nguyễn

                Đúng là ...

                Thích Phản hồi 17:03 20/10
                • Giang Nguyễn
                  Giang Nguyễn Hay
                  Thích Phản hồi 17:03 20/10
                  • Phạm Hùng
                    Phạm Hùng

                    hay


                    Thích Phản hồi 21/10/22
                    • Lê Nhung
                      Lê Nhung

                      hay 


                      Thích Phản hồi 07/12/22
                      🖼️

                      Gợi ý cho bạn

                      Xem thêm
                      🖼️

                      Ngữ văn 6

                      Xem thêm