Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Thực hành tiếng Việt trang 30 lớp 6 Tập 2 Kết nối tri thức

Soạn Thực hành tiếng Việt trang 30 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 30 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, có thể dựa vào nghĩa của những yếu tố tạo nên từ ngữ đó để suy đoán nghĩa của nó. Chẳng hạn, nhờ biết được gia là nhà, tài là của cải, có thể suy đoán được gia tài là của cải đông của một người hay một gia đình.

Vận dụng cách trên để suy đoán nghĩa của các từ ngữ sau: gia tiên, gia truyền, gia cảnh, gia sản, gia súc.

Hướng dẫn trả lời:

STTTừ Hán ViệtYếu tố Hán ViệtNghĩa của yếu tố Hán ViệtNghĩa của từ Hán Việt
1gia tiêntiêntrước, sớmnhững thế hệ trước trong gia đình (tổ tiên)
2gia truyềntruyềnchuyển, giao, đưađược truyền lại qua nhiều thế hệ trong gia đình
3gia cảnhcảnhtình cảnh, hiện trạnghoàn cảnh, tình trạng của gia đình
4gia sảnsảncủa cải, tài sảntài sản, của cải của gia đình
5gia súcsúcvật nuôi (trâu, bò, dê...)các vật nuôi trong gia đình

Câu 2 trang 30 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, có thể dựa vào những từ ngữ xung quanh để suy đoán nghĩa của nó.

Chẳng hạn, khi đọc câu "Cô chị rất khéo léo, còn cô em thì rất hậu đậu." có thể có người không biết hậu đậu nghĩa là gì, nhưng khéo léo thì nhiều người biết. Nhờ biết nghĩa của khéo léo và sự xuất hiện trong câu có ý đối lập hậu đậu với khéo léo, có thể suy đoán được hậu đậu là "không khéo léo", nghĩa là vụng về.

Đọc những đoạn trích sau, vận dụng phương pháp đã được hướng dẫn để suy đoán nghĩa của các từ in đậm.

a. Thạch Sanh đã xả xác nó ra làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung tên bằng vàng.

b. Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa đề vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

c. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra tất cả sự thật. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha thứ cho chúng về quê làm ăn.

d. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa.

Hướng dẫn trả lời:

Giải nghĩa các từ in đậm như sau:

a. Thạch Sanh đã xả xác nó ra làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung tên bằng vàng.

→ "hiện nguyên hình": hiện ra, để lộ ra hình dáng, bộ mặt, vẻ ngoài vốn có mà lâu nay được che đậy, dấu diếm

b. Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa đề vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

→ "vu vạ": làm chuyện xấu xa, rồi đổ oan cho người khác

c. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra tất cả sự thật. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha thứ cho chúng về quê làm ăn.

→ "rộng lượng": có tấm lòng to lớn, thoải mái tha thứ, bỏ qua cho những lỗi lầm, sai phạm của người khác

d. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa.

→ "bủn rủn": chân tay, cơ thể trở nên mềm yếu, run rẩy, không có chút sức lực nào

Câu 3 trang 31 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

Giải thích nghĩa của những từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau:

a. Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó, nghỉ ở gốc đa. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ trong bụng: "Người này khỏe như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu." Lý Thông lân la gợi chuyện rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em.

b. Còn Lý Thông hí hửng đêm thủ cấp của con yêu quái vào kinh đô nộp cho nhà vua.

c. Đến cuối hang, chàng thấy có một chiếc cũi sắt. Một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong đó, chàng trai đó chính là Thái tử con vua Thủy Tề.

d. Về phần nàng công chúa bất hạnh, từ khi được cứu thoát đưa về cung thì bị câm. Suốt ngày nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi.

Hướng dẫn trả lời:

Giải nghĩa các từ in đậm như sau:

a. Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó, nghỉ ở gốc đa. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ trong bụng: "Người này khỏe như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu." Lý Thông lân la gợi chuyện rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em.

→ "khỏe như voi": sức khỏe phi thường, có thể nhấc bổng những đồ vật nặng có kích thước lớn hơn cơ thể nhiều lần giống như voi

→ "lân la": tiếp cận, lại gần ai đó một cách chậm rãi, từ tốn, nhẹ nhàng để đối tượng không nhận ra mục đích của mình

→ "gạ": mời, dụ dỗ, rủ rê ai đó làm việc gì

b. Còn Lý Thông hí hửng đêm thủ cấp của con yêu quái vào kinh đô nộp cho nhà vua.

→ "hí hửng": vui mừng, phấn khởi thái quá

c. Đến cuối hang, chàng thấy có một chiếc cũi sắt. Một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong đó, chàng trai đó chính là Thái tử con vua Thủy Tề.

→ "khôi ngô tuấn tú": ngoại hình người con trai rất đẹp, sáng sủa, dễ gây thiện cảm

d. Về phần nàng công chúa bất hạnh, từ khi được cứu thoát đưa về cung thì bị câm. Suốt ngày nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi.

→ "bất hạnh": gặp phải những điều không may, rủi ro, khó khăn

→ "buồn rười rượi": nỗi buồn nặng nề, kéo dài

Câu 4 trang 31 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

Trong tiếng Việt có thành ngữ niêu cơm Thạch Sanh. Căn cứ vào truyện Thạch Sanh, hãy suy đoán ý nghĩa của thành ngữ trên. Em biết những thành ngữ nào khác được hình thành từ nội dung của các truyện kể?

Hướng dẫn trả lời:

- Nghĩa của thành ngữ "niêu cơm Thạch Sanh": là chỉ những thứ có rất nhiều, vô tận, không bao giờ dùng hết được (bởi vì trong truyện, niêu cơm thần bé tí nhưng lượng cơm dù cả đội quân của 18 nước chư hầu cũng không ăn hết được)

- Những thành ngữ được hình thành từ nội dung của các truyện kể là:

  • Đẽo cày giữa đường (truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường)
  • Ếch ngồi đáy giếng (truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng)
  • Thầy bói xem voi (truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi)
  • Hiền như cô Tấm (truyện cổ tích Tấm Cám)

--------------------- ----------------------------

Ngoài Soạn Thực hành tiếng Việt trang 30 lớp 6 Tập 2 Kết nối tri thức ra, chúng tôi còn hướng dẫn viết các Bài văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức khác, cùng các bài Soạn văn 6 Kết nối tri thức Soạn văn Ngắn gọn lớp 6 Kết nối . Mời các bạn tham khảo.

Đánh giá bài viết
151 24.204
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Long Nguyen
    Long Nguyen

    bài sơn tinh , thủy tinh cơ mà


    Thích Phản hồi 04/01/22
    • mai vũ
      mai vũ

      bài khác nhé b


      Thích Phản hồi 22:29 19/02
  • Nguyễn Kim Tiến
    Nguyễn Kim Tiến

    hay qua ah

    Thích Phản hồi 19/02/23

    Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm