Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 92 Kết nối tri thức Tập 1

Soạn Văn 6 trang 92 Tập 1 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 92 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Trong ba trường hợp sau ta có một từ bóng đa nghĩa hay có các từ bóng đồng âm với nhau? Giải thích nghĩa của từ đó trong từng trường hợp.

  1. Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
    Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non.
  2. Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc.
  3. Mặt bàn được đánh véc - ni thật bóng.

Hướng dẫn trả lời:

- Trong ba trường hợp trên, ta có các từ bóng đồng âm với nhau (có nghĩa khác nhau hoàn toàn

- Giải nghĩa của từ "bóng" trong từng trường hợp:

aLờ đờ bóng ngả trăng chênh"Bóng" là hình ảnh của vật do phản chiếu mà có
bBóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc."Bóng" là quả cầu rỗng ruột làm bằng cau su, nhựa hoặc da, dễ bật lên bật xuống, dùng làm đồ chơi thể thao
cMặt bàn được đánh véc - ni thật bóng."Bóng" là sự nhẵn nhụi đến mức phản chiếu được ánh sáng như một mặt gương

Câu 2 trang 92 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Phân biệt nghĩa của từ in đậm trong những câu sau. Theo em, đó có phải là những từ đồng âm hay không? Vì sao?

a)

- Đường lên xứ Lạng bao xa?

- Những cây mía óng ả này chính là những nguyên liệu để làm đường.

b)

- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

(Ca dao)

- Tôi mua cái bút này với giá hai mươi nghìn đồng.

Hướng dẫn trả lời:

a) Nghĩa của 2 từ đường:

  • Đường lên xứ Lạng bao xa? → chỉ khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác
  • Những cây mía óng ả này chính là những nguyên liệu để làm đường → chỉ chất kết tinh có vị ngọt, được chế từ mía hoặc củ cải đường

→ 2 từ "đường" có hình thức và phát âm giống nhau, nhưng nghĩa thì khác hoàn toàn

→ Vì vậy chúng là từ đồng âm.

b) Nghĩa của 2 từ đồng:

  • Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát → khoảng đất rộng lớn, bằng phẳng, được người nông dân trồng lúa
  • Tôi mua cái bút này với giá hai mươi nghìn đồng → chỉ đơn vị tiền tệ

→ 2 từ "đồng" có hình thức và phát âm giống nhau, nhưng nghĩa thì khác hoàn toàn

→ Vì vậy chúng là từ đồng âm.

Câu 3 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Nghĩa của từ trái trong những trường hợp dưới đây có liên quan với nhau không? Vì sao?

  1. Cây xoài trước sân nhà em có rất nhiều trái.
  2. Bố vừa mua cho em một trái bóng.
  3. Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Hướng dẫn trả lời:

- Nghĩa của từ "trái" trong ba trường hợp trên có liên quan tới nhau

- Vì chúng đều dùng để chỉ sự vật có dạng hình cầu

  • quả xoài có phần đầu và thân hình cầu
  • quả bóng toàn thân có hình cầu
  • núi có phần chân hình cầu

Câu 4 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Xác định từ cổ đa nghĩa và từ cổ đồng âm với từ đa nghĩa đó trong câu sau:

  1. Con cò có cái cổ cao.
  2. Con quạ tìm cách uống nước trong một chiếc bình cao cổ.
  3. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội.

Hướng dẫn trả lời:

- Từ "cổ" trong câu a và câu b là từ đa nghĩa. Vì nghĩa của từ cổ trong hai câu này có nét tương đồng với nhau về hình dáng:

aCon cò có cái cổ cao."Cổ" chỉ một bộ phận của cơ thể nối đầu với thân
bCon quạ tìm cách uống nước trong một chiếc bình cao cổ."Cổ" chỉ chỗ eo lại ở phần gần đầu của đồ vật, giống hình dạng cái cổ

- Từ "cổ" trong câu c với từ "cổ" trong câu a và b là từ đồng âm. Vì nghĩa của từ cổ ở câu c (chỉ sự cổ kính) không liên quan gì đến nghĩa của từ cổ ở hai câu còn lại.

Câu 5 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Hãy giải thích nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non. Tìm thêm một số ví dụ có từ nặng được dùng với nghĩa khác.

Hướng dẫn trả lời:

- Từ nặng trong câu ca dao chỉ tình cảm con người sâu đậm, tha thiết vô cùng, trên mức bình thường, đến mức có thể cô đọng thành thực thể, có thể cảm nhận được sức nặng của nó, dù tình cảm vốn là thứ vô hình.

- Ví dụ từ nặng được dùng với nghĩa khác:

  • Tiếng nói của huấn luyện viên rất có sức nặng.
  • Dì Hoa bị cảm nặng do bị ướt mưa.
  • Cân nặng của Tuấn đang được duy trì ở mức ổn định nhờ việc tập luyện thể dục thể thao chăm chỉ.
  • Tiếng bước chân của Hùng nghe rất nặng nề.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
170
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Huy Gia
    Huy Gia

    Bạn ơi núi không có hình tròn nhé


    Thích Phản hồi 02/12/21
    • THoa Phạm thi kim
      THoa Phạm thi kim

      đúng rồi đấy. Núi đỉnh nhọn, sườn dốc mà😐😐😐

      Thích Phản hồi 03/12/21
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Xem thêm