Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 lớp 6 Tập 2 Kết nối tri thức
Ngữ Văn lớp 6 trang 86 Tập 2 Kết nối tri thức
Soạn Thực hành tiếng Việt trang 86 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 86 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Do kế hoạch phát triển công nghiệp thiếu bền vững, Trái Đất đang nóng dần lên, băng ở Bắc Cực và Nam Cực đang tan chảy, khiến nước biển dâng cao, nhấn chìm nhiều thành phố, làng mạc, nhiều cánh đồng màu mỡ. Tầng ô-dôn bị thủng nhiều chỗ, đất đai, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề, đe dọa sự sống của muôn loài.
a. Trong đoạn văn trên có nhiều từ là từ mượn, chẳng hạn: kế hoạch, phát triển, công nghiệp, băng, ô-dôn, không khí, ô nhiễm,.... Theo em, từ nào được vay mượn từ tiếng Hán, từ nào được vay mượn từ tiếng Anh? Vì sao em xác định được như vậy?
b. Trong các từ mượn như công nghiệp, băng, ô-dôn, ô nhiễm, từ nào gây cho em cảm giác từ mượn rõ nhất? Vì sao?
c. Các yếu tố như không, nhiễm không chỉ xuất hiện trong không khí, ô nhiễm mà còn được dùng để tạo nên nhiều từ khác mà chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày. Hãy kể thêm một số từ có những yếu tố ấy và giải thích ý nghĩa của chúng.
a. Phân loại:
- Từ mượn tiếng Hán: kế hoạch, phát triển, công nghiệp, băng, không khí, ô nhiêm
- Từ mượn tiếng Anh: ô-dôn
→ Em xác định như vậy dựa vào hình thức viết:
- Từ mượn tiếng Hán có cách viết như từ thuần Việt
- Từ mượn tiếng Anh khi viết sẽ có dấu gạch nối giữa các âm tiết
b. Từ ô-dôn có cảm giác về từ mượn rõ nhất. Vì nó có hình thức và cấu tạo hoàn toàn khác từ thuần Việt
c. Các từ có:
- Yếu tố không: không tưởng, không gian, không trung, không quân...
- Yếu tố nhiễm: miễn nhiễm, nhiễm khuẩn, lây nhiễm, truyền nhiễm...
Câu 2 trang 86 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Qua việc thực hiện các yêu cầu ở bài tập 1, em rút ra nhận xét gì về đặc điểm của vốn từ tiếng Việt?
Hướng dẫn trả lời
- Vốn từ tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú, trong đó đa số là các từ thuần Việt và một bộ phận từ mượn (từ mượn tiếng Hán, từ mượn các ngôn ngữ châu Âu)
- Các từ mượn theo thời gian và để dễ sử dụng đều sẽ được Việt hóa về cách đọc và hình thức, tuy nhiên 1 số từ mượn tiếng Pháp, Anh... vẫn được giữ nguyên như ban đầu
Câu 3 trang 87 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Hãy diễn đạt lại câu văn sau đây theo hướng thay thế từ mượn bằng từ quen thuộc hoặc dễ hiểu hơn vốn đã có từ lâu trong vốn từ tiếng Việt:
Các fan cuồng thực sự phấn khích, hân hoan khi thấy idol của mình xuất hiện trên cửa chiếc chuyên cơ vừa đáp xuống phi trường.
Hướng dẫn trả lời
- Các từ mượn có trong câu văn và gợi ý từ tiếng Việt thay thế:
- fan: người hâm mộ, người yêu mến...
- hân hoan: vui vẻ, vui sướng...
- idol: thần tượng, người nổi tiếng...
- chuyên cơ: máy bay riêng...
- phi trường: sân bay...
- Gợi ý câu văn được viết lại:
Các người hâm mộ thực sự phấn khích, vui vẻ khi thấy thần tượng của mình xuất hiện trên cửa chiếc máy bay riêng bừa đáp xuống sân bay.
Nhận biết từ mượn và lưu ý về sử dụng từ mượn lớp 6
1. Trong những từ mượn tiếng Hán, nhiều từ đơn như đầu, phòng, cao, tuyết, băng, thần, bút... đươc cảm nhận như từ thuần Việt.
Các từ phức như nhi đồng, phụ lão, không phận, hải phận, địa cực, phục dựng,.. ít nhiều còn gây cảm giác khó hiểu, thường chỉ được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng.
2. Một số từ mượn các ngôn ngữ châu Âu được Việt hóa gần như hoàn toàn, nhất là những từ đơn như săm, lốp, bom (xe tăng), mét (đơn vị đo khoảng cách...)
Nhiều từ khác như xà phòng, xi măng, com lê, cà vạt, cà phê, câu lạc bộ... cũng được dùng phổ biến, có cách đọc và hình thức chính tả giống từ thuần Việt.
3. Không ít từ mượn tiếng Pháp, tiếng Anh... được viết nguyên dạng giống trong ngôn ngữ gốc như video, smartphone, intrernet, biome... hoặc được viết tách từng âm tiết (theo cách đọc của tiếng Việt) mà giữa các âm tiết có gạch nối như ô-xi, a-xít, nê-ông, ra-đi-ô, ki-lô-gam...
Đôi khi một từ có thể có cả hai cách viết như intrenet hoặc in-tơ-nét. Tùy quy định chính tả ở mỗi loại sách, báo mà khi viết các từ vừa dẫn, người ta sẽ chọn cách viết được cho là phù hợp.
4. Tránh lạm dụng từ mượn để không gây khó hiểu, khó chịu cho người nghe, người đọc và để không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
-------------------------------------------------
>> Tiếp theo: Soạn Trái Đất trang 87
Ngoài bài Soạn Thực hành tiếng Việt trang 86 trên đây, chúng tôi còn hướng dẫn viết các Bài văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức khác, cùng các bài Soạn văn 6 Kết nối tri thức và Soạn văn Ngắn gọn lớp 6 Kết nối . Mời các bạn tham khảo.