Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 10: Thầy bói xem voi

Ngữ văn lớp 6 bài 10: Thầy bói xem voi

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 10: Thầy bói xem voi. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

I. Kiến thức cơ bản

• Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.

• Thành ngữ: "Thầy bói xem voi".

II. Hướng dẫn đọc - hiểu bài

Câu 1. Hãy nêu cách thầy bói xem voi và phán về voi. Thái độ của các thầy bói khi phán về voi như thế nào?

+ Cách các thầy bói xem voi:

– Vì mù nên họ không thấy được cả con voi mà mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi nhưng họ đều tưởng đã biết tất cả về voi.

- Khi họ phán về những bộ phận của voi mà họ sờ được đều rất đúng, họ đã dùng lối so sánh ví von để diễn tả về bộ phận mà họ đã sờ được. Để tả về voi như cái chổi sể cùn, như con đỉa, như cái cột đình, như cái quạt thóc.

+ Thái độ của các thầy khi phán về voi:

- Ai cũng quả quyết ý kiến của mình là đúng, không chấp nhận ý kiến của người khác.

- Tranh cãi quyết liệt, cuối cùng dẫn đến xô xát đánh nhau chảy tóe máu đầu.

Câu 2. Năm thầy bói đều đã được sờ voi thật, mỗi thầy đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?

+ Sai lầm của các thầy bói là chỉ sờ thấy bộ phận mà không nhìn thấy toàn thể.

+ Chủ quan trong việc nhận thức sự vật hiện tượng, tự cho là mình đúng, như vậy họ không chỉ mù mắt mà còn mù về phương pháp đánh giá, mù về sự nhận thức.

Câu 3. Truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" cho ta bài học gì?

+ Truyện giúp cho chúng ta bài học về cách nhìn nhận, đánh giá trong cuộc sống: Phải nhìn nhận sự việc ở phương diện tổng thể, chứ không nên lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho toàn thể.

+ Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, không nên bảo thủ, cố chấp cho mình là đúng.

+ Muốn đánh giá một sự việc hiện tượng được chính xác cần phải có sự kết hợp nhiều yếu tố tai nghe, mắt thấy...

IV. Tư liệu tham khảo

... Từ câu chuyện một chú ếch ngồi đáy giếng, nhân dân ta ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên chúng ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo. Những thành ngữ "Coi trời bằng Uung", "Ếch ngồi đáy giếng” chúng ta thường được nghe nhiều người nói, phải chăng được bắt nguồn từ truyện ngụ ngôn này, và ngụ ý phê phán răn dạy tương tự.

[...] Câu chuyện không nhằm chế giễu người mù - sự khiếm khuyết về thể chất mà nói tới sự mù về nhận thức, sự sai sót về phương pháp tìm hiểu thực tế. Qua tình huống cách sờ voi, rồi phê phán hình thù con voi của năm thầy bói, người đọc, người nghe chuyện bật cười, nụ cười nhẹ nhàng thú vị.

(Theo Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo - Bình giảng văn 6)

Từ câu chuyện này, trong dân gian xuất hiện thành ngữ “Thầy bói xem voi” để chỉ sự đoán mò phiến diện, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn cục, sự khái quát “non” không phản ánh đúng bản chất của sự vật, theo kiểu chỉ thấy cây mà không thấy rừng.

(Nhiều tác giả - Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ)

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan:

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 10: Danh từ (tiếp theo)

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 10: Luyện nói, kể chuyện

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 6 siêu ngắn Cánh diều

    Xem thêm