Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 10: Danh từ (tiếp theo)
Ngữ văn lớp 6 bài 10: Danh từ (tiếp theo)
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 10: Danh từ (tiếp theo). Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 11: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 12: Kể chuyện tưởng tượng - Viết bài tập làm văn số 3
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ
Danh từ (tiếp theo) - Ngữ văn lớp 6
Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng. Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương.
• Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể:
Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng
- Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp, không qua âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó; nếu bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
• Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, giải thưởng lớn, danh hiệu, huân chương... thường là một cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa.
II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
1. Điền danh từ trong câu sau vào bảng phân loại
Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở Làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
(Thánh Gióng)
Bảng phân loại
Danh từ chung | Vua, làng, tráng sĩ, xã, huyện, đền thờ, công ơn |
Danh từ riêng | Hà Nội, Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Gia Phù Đổng |
II. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong câu sau
Ngày xưa /ở /miền /đất /Lạc Việt/ cứ/ như/ bây giờ/ là/ Bắc Bộ/ nước/ ta/ có/ một vị /thần/thuộc/nòi/rồng/con trai/ thần/ Long/ Nữ/ tên/ là/ Lạc Long Quân/
(Con Rồng, cháu Tiên)
+ Danh từ chung: Ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên.
+ Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
Câu 2. Các từ in đậm dưới đây có phải là danh từ riêng không? Vì sao?
a) Chim, Mây, Nước, và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
b) Nàng Út bẽn lẽn dâng lên nhà vua mâm bánh nhỏ.
(Nàng út làm bánh Ốt)
c) [...]. Khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
(Thánh Gióng)
+ Các từ: Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi, Út, vốn là danh từ chung – tên gọi một loại sự vật – nhưng trong trường hợp này lại là danh từ riêng vì được dùng để gọi tên của nhân vật trong truyện.
+ Cháy vốn là một động từ nhưng ở trong trường hợp này là danh từ riêng -> dùng để gọi tên địa phương.
Câu 3. Có bạn chép đoạn thơ sau của nhà thơ Tố Hữu, mà quên viết hoa một số danh từ riêng. Em hãy viết lại các danh từ riêng ấy cho đúng. Muốn sửa lại đúng lỗi của bạn chúng ta cần ghi nhớ quy tắc viết hoa, bài sửa:
Ai đi Nam Bộ
Tiền Giang, Hậu Giang
Ai vô thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng.
Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp
Việc Bắc, miền Nam, mồ ma giặc Pháp
Nơi chôn rau cắt rốn của ta!
Ai đi Nam - Ngãi, Bình – Phú, Khánh Hoà
Ai vô Phan Rang, Phan Thiết
Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc
Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung
Ai về với quê hương ta tha thiết
Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng
Ai vô đó nói với đồng bào, đồng chí
Nói với nửa – Việt Nam yêu quý
Rằng: Nước ta là của chúng ta
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà!
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan: