Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 11: Cụm danh từ
Ngữ văn lớp 6 bài 11: Cụm danh từ
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 11: Cụm danh từ. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 12: Treo biển Lợn cưới áo mới
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 13: Ôn tập truyện dân gian - Chỉ từ
I. Kiến thức cơ bản
• Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
• Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, những hoạt động trong câu giống như một danh từ.
• Mô hình cụm danh từ
Phần trước | Phần trung tâm | Phầm sau | |||
t2 | t1 | T1 | T2 | S1 | S2 |
Tất cả | những | em | học sinh | chăm ngoan | ấy |
• Trong cụm danh từ:
- Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ ý nghĩa về số và lượng.
- Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.
II. Tìm hiểu câu hỏi phần bài học
1. Cụm danh từ là gì?
Câu 1. Xác định từ được bổ nghĩa Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
- Từ xưa bổ nghĩa cho từ ngày.
- Từ hai và cụm từ ông lão đánh cá bổ nghĩa cho từ vợ chồng.
- Cụm từ nát trên bờ biển bổ nghĩa cho từ túp lều.
Câu 2. So sánh các cách nói và rút ra nhận xét:
– Túp lều /một túp lều;
– Một túp lều nát/một túp lều nát;
– Một túp lều nát /một túp lều nát trên bờ biển.
+ So sánh:
• Một túp lều cụ thể hơn so với túp lều → vì có số lượng rõ ràng
• Một túp lều nát rõ nghĩa hơn so với một túp lều → vì thể hiện được tình trạng của túp lều;
• Một túp lều nát trên bờ biển cụ thể hơn so với một túp lều nát -> vì xác định được địa điểm của túp lều.
+ Nhận xét
- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn so với danh từ (từ túp lều cụm danh từ phát triển dần làm cho người đọc biết rõ thêm về số lượng - trạng thái - địa điểm của túp lều ấy).
- Cụm danh từ có cấu tạo phức tạp hơn danh từ (từ 1 từ → cụm từ → một vế câu → một câu).
Câu 3. Tìm một cụm danh từ và đặt câu. Trái xoài chín, người mẹ, con cò
• Những trái xoài chín ở trong vườn đung đưa trong nắng nhẹ.
Tất cả những người mẹ đều chăm lo cho con cái của mình.
• Những con cò trắng muốt tung cánh trên bầu trời xanh.
2. Cấu tạo của cụm danh từ
Câu 1. Tìm cụm danh từ trong câu sau:
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
(Em bé thông minh)
+ Các cụm danh từ trong câu trên:
Làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng
Câu 2+3) Liệt kê các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau, điền vào mô hình
Phần trước | Phần trung tâm | Phầm sau | |||
t2 | t1 | T1 | T2 | S1 | S2 |
làng | ấy | ||||
ba | thúng | gạo | nếp | ||
ba | con | trâu | đực | ấy | |
chín | con | ||||
năm | sau | ||||
cả | làng |
III. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Tìm các cụm danh từ trong những câu sau:
a) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(Sơn Tĩnh, Thuỷ Tinh)
b) [...]. Gia tài chỉ có một lưỡi búa cha để lại.
(Thạch Sanh)
c) Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ.
(Thạch Sanh)
Cụm danh từ trong các câu trên là:
a). Một người chồng thật xứng đáng, vua cha
b). Một lưỡi búa của cha để lại
c) Một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ
Câu 2. Chép các cụm danh từ nói trên vào mô hình cụm danh từ.
Phần trước | Phần trung tâm | Phầm sau | |||
t2 | t1 | T1 | T2 | S1 | S2 |
vua | cha | ||||
một | người | chồng | thật | Xứng đáng | |
một | lưỡi | búa | Của cha | để lại | |
một | con | yêu tinh | ở trên núi | Có nhiều phép lạ |
Câu 3. Tìm phụ ngữ thích hợp, điền vào chỗ trống trong các phần trích sau:
Thanh sắt được nói đến ở đây là thanh sắt đã mắc vào lưới của Lê Thận, ta có thể dùng phụ từ ấy hoặc các phụ ngữ thanh sắt lúc nãy. Thanh sắt vừa rồi, thanh sắt kì lạ ấy để điền vào chỗ trống.
Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt vừa mắc vào lưới xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.
Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt lúc nãy lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném nó xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt kì lạ ấy mắc vào lưới.
(Sự tích Hồ Gươm)
Mời các bạn tham khảo tài liệu cùng chủ đề: Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 11: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng