Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 2: Từ mượn

Ngữ văn lớp 6 bài 2: Từ mượn

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 2: Từ mượn được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Từ mượn

I. Kiến thức cơ bản

• Từ mượn là những từ chúng ta vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.

• Bộ phận từ mượn quan trọng nhất của tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt). Bên cạnh đó tiếng Việt cần mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga.

• Các từ mượn đã được Việt hoá thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.

Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Từ thuần Việt và từ mượn Câu 1+2: Giải thích từ trượng và tráng sĩ trong câu:

Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn mười trượng.

(Thánh Gióng)

+ Trượng: Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức là 3,33 mét).

+ Tráng sĩ: Là người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ hay làm việc lớn được mọi người tôn trọng. (Tráng: Khoẻ mạnh, to lớn; Sĩ: Người trí thức ngày xưa).

+ Hai từ này có nguồn gốc từ tiếng Hán.

Câu 3: Xác định từ vay mượn từ tiếng Hán và ngôn ngữ khác.

+ Từ vay mượn từ tiếng Hán: Sứ giả, buôn, mít tinh, giang sơn, gan, điện

+ Từ vay mượn từ ngôn ngữ khác (Anh, Nga, Pháp): Ti-vi, xà phòng, ra-đi-ô, in-tơ-nét, ga, Xô viết

Câu 4: Nhận xét về cách viết các từ vay mượn trên.

+ Từ vay mượn tiếng Hán khi viết không dùng gạch nối để nối.

+ Từ vay mượn ngôn ngữ khác có hai cách viết:

- Dùng dấu gạch nối đối với những từ chưa được Việt hoá.

- Từ đã được Việt hoá không dùng dấu gạch nối.

2. Nguyên tắc mượn từ Ý kiến của Bác nêu ra hai vấn đề:

+ Mượn từ là để làm giàu tiếng Việt.

+ Không nên mượn tiếng nước ngoài một cách tuỳ tiện.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Ghi lại các từ mượn có trong những câu dưới đây. Cho biết các từ ấy được mượn của tiếng (ngôn ngữ) nào?

a) Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu sính lễ.

b) Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra, chạy vào tấp nập.

(Sọ Dừa)

c) Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.

+ Các từ mượn của các câu trên được mượn từ ngôn ngữ tiếng Hán và ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga:

• Từ mượn của ngôn ngữ Hán: Sính lễ, cỗ bàn, gia nhân.

• Từ mượn của ngôn ngữ khác: pốp, Mai-cơn Giắc-xơn, in-tơ-nét, trang chủ, lãnh địa.

Câu 2. Hãy xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán - Việt dưới đây.

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 2: Từ mượn

Câu 3. Hãy kể một số từ mượn:

a) Từ mượn là đơn vị đo lường: Mét, ki-lô-mét, héc-tô-mét; hải lí, dặm, v.v...

b) Từ mượn là tên một số bộ phận của xe đạp: Ốc vít, bu loong, gác-ba-ga, phanh, nan hoa, ghi đông

e) Từ mượn là tên một số đồ vật: Ra-đi-ô, ti vi, cát-sét, sơ mi, pi-a-nô, mì chính v.v...

Câu 4. Những từ nào trong các cặp từ dưới đây là từ mượn? Có thể dùng chúng trong hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?

a) Bạn bè tới tấp phôn/gọi điện đến

b) Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt

c) Anh đã hạ nốc ao /đo ván võ sĩ nước chủ nhà

+ Từ vay mượn trong các ví dụ trên là: Gọi điện, fan, say mê.

+ Các từ: Gọi điện, người say mê, nốc ao dùng trong trường hợp giao tiếp có tính chất nghiêm túc, trước đám đông, hay người lớn tuổi.

+ Các từ: Phôn, fan, đo ván dùng trong những trường hợp bạn bè nói với nhau.

Mời các bạn tham khảo tiếp giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 2

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 2: Thánh Gióng

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 2: Thánh Gióng

Đánh giá bài viết
43 8.107
Sắp xếp theo

    Soạn văn 6 siêu ngắn Cánh diều

    Xem thêm