Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 19: So sánh

Giải bài tập Ngữ văn bài 19: So sánh

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 19: So sánh là tài liệu tham khảo hay được Vndoc.com sưu tầm, giúp các bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và làm bài Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

So sánh

I. Kiến thức cơ bản

• So sánh là đối chiếu sự vật này, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

• Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

- Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh);

- Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A);

- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh;

- Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh).

• Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:

- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.

- Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. So sánh là gì?

- Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh + như búp trên cành + như hai dãy trường thành vô tận (câu a)

- Sự vật, sự việc được so sánh: Là trẻ em (câu a) và rừng đước (câu b).

- Cơ sở của sự so sánh, tác dụng

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 19: So sánh

+ Tác dụng: So sánh giúp cho người đọc cảm nhận sự vật một cách sâu sắc, cụ thể hơn.

c) Con mèo oằn vào tranh, to hơn cả con hổ, nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.

(Tạ Duy Anh)

- So sánh ở trong câu (c) khác với câu (a) và (b):

+ Câu a, b chú ý sự tương đồng

+ Câu (c) không nhằm mục đích thể hiện sự tương đồng mà thể hiện kích thước (to, nhỏ).

2. Cấu tạo của phép so sánh.

a) Điền những tập hợp từ có chứa phép so sánh vào mô hình.

Vế A (sự vật được

so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B (sự vật dùng để

so sánh)

Trẻ em

Nét tương đồng (sự tươi non, đầy sức sống)

Như

Búp trên cành

Rừng đước

Nét tương đồng (dựng lên cao ngất)

Như

Dãy trường thành

Con mèo

Kích thước

Hơn

Con hổ

b) Các từ so sánh thường dùng: Như, như là, giống như, tựa như, y như, là, hơn, bằng.

c) Nhận xét về cấu tạo của phép so sánh:

Trường Sơn: Chí lớn ông cha Cửu Long: Lòng mẹ bao la sóng trào.

(Lê Anh Xuân)

+ Ở đây tác giả đã lược bỏ từ ngữ nêu phương diện so sánh và từ dùng để so sánh.

Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

(Thép Mới)

+ Ở câu này về B đảo lên trước về A Từ so sánh Như đảo lên đứng đầu câu.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Với mỗi mẫu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm một ví dụ.

a) So sánh đồng loại - So sánh người với người:

Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền.

(Lời bài hát)

Ví dụ tìm thêm:

Bác Hồ là bị cha chung Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương.

(Ca dao)

Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn, lọc trăm dòng máu nhỏ.

(Tố Hữu)

So sánh trong văn xuôi:

Đẹp như Thuý Kiều. Xấu như Thị Nở.

Nóng như Trương Phi. - So sánh vật với vật: Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ [...]

(Vũ Tú Nam)

Ví dụ tìm thêm: Biển xanh veo màu mảnh chai.

(Vũ Tú Nam)

Khi chiều xuống, nhìn về phía Hà Nội, thấy những ánh đèn mọc lên như sao sa, gợi lên bao quyến rũ và khát khao.

(Thuý Lan)

Cầu cong như chiếc lược ngà Sông dài mái tóc cung nga buông hờ.

(Huy Cận)

b) So sánh khác loại

- So sánh vật với người và người với vật:

Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh.

(Đồng Xuân Lan)

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 19: Sông nước Cà Mau

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 19: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 6 siêu ngắn Cánh diều

    Xem thêm