Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Ngữ văn lớp 6 bài 4: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

I. Kiến thức cơ bản

• Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà mọi người muốn đặt ra trong văn bản

• Dàn bài bài văn tự sự thường gồm có ba phần:

- Phần Mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự việc;

- Phần Thân bài kể diễn biến của sự việc;

- Phần Kết bài kết cục của sự việc.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự,

Đọc bài văn về danh y Tuệ Tĩnh.

1) Phẩm chất của Tuệ Tĩnh?

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông bị gẫy đùi đã thể hiện nhân đức của người thầy thuốc khi chữa bệnh:

- Coi trọng người bệnh, không phân biệt, sang - hèn - giàu nghèo.

- Bệnh nặng chữa trước, bệnh nhẹ chữa sau. => lấy sự an nguy của bệnh nhân làm tiêu chuẩn hàng đầu.

- Không tham tiền bạc, không sợ quyền uy.

2) Chủ đề bài văn

+ Chủ đề của bài văn là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh.

+ Chủ đề đó được thể hiện trực tiếp qua những câu văn sau:

- Anh về nói với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho chú bé này trước, vì chú nguy hơn.

- Không! Ta phải chữa gấp cho chú bé này, để chậm tất có hại.

- Bắt tay ngay vào chữa trị... qua gần trọn buổi chú bé nhà nông đã được bó nẹp.

- Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ơn huệ.

- Trời sập tối chợt nhớ tới nhà quý tộc, ông vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi.

3) Nhan đề tác phẩm

+ Cho ba tựa đề:

– Tuệ Tĩnh và hai người bệnh

– Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh

- Y đức của Tuệ Tĩnh

+ Cả ba nhan đề, nhan đề nào cũng thể hiện chủ đề của tác phẩm. Nhưng xét về mặt khái quát, thì có lẽ nhan đề thứ ba là hợp lí nhất: Y đức của Tuệ Tĩnh.

+ Chúng ta cũng có thể đặt những nhan đề khác cho bài văn như:

– Lương tâm của người thầy thuốc

– Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

4) Yêu cầu của các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài:

+ Mở bài: Giới thiệu về danh y Tuệ Tĩnh và sự việc cứu giúp người bệnh của ông.

+ Thân bài: Kể về việc Tuệ Tĩnh cứu giúp chú bé con nhà nông vì bệnh tình nguy kịch mà từ chối chưa đến thăm bệnh cho nhà quý tộc.

+ Kết bài: Kết cục sự việc – Tuệ Tĩnh đi thăm bệnh cho nhà quý tộc khi trời đã tối mà không kịp nghỉ ngơi.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Đọc truyện “Phần Thưởng” và trả lời câu hỏi:

a) Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào tập trung cho chủ đề?

+ Chủ đề câu chuyện nhằm biểu dương sự thông minh, trung thực, thẳng thắn của người nông dân.

+ Chế giễu thói tham lam chuyên ăn hối lộ của bọn quan lại. Sự việc tập trung biểu hiện cho chủ đề:

Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa hạ thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần mỗi người hai mươi lăm roi.

b) Hãy chỉ ra ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài

+ Phần Mở bài: Câu đầu tiên của truyện “Một người... dâng tiến nhà vua”.

+ Phần Thân bài: Từ “Ông ta tìm... hai mươi lăm roi”.

+ Phần Kết bài: “Nhà vua bật cười. một nghìn rúp”.

c) Truyện này với truyện về Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề.

+ Bố cục: Giống nhau về diễn biến của sự việc để đi đến kết cục

+ Khác nhau:

- Truyện Tuệ Tĩnh: Ca ngợi lòng thương người.

– Truyện Phần Thưởng nói về sự thưởng phạt công minh.

d) Sự việc trong bài thú vị ở chỗ nào?

+ Sự việc ở trong bài thú vị ở chỗ người nông dân xin nhận phần thưởng của vua ban là năm mươi roi, chia đều cho hai người.

+ Ý nghĩa:

- Làm cho câu chuyện trở nên kịch tính, hấp dẫn.

– Thể hiện sự thông minh, tài trí của người nông dân: Vạch mặt sự tham lam của viên cận thần kia một cách rất khéo léo.

Câu 2. Đọc các bài “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” và “Sự tích Hồ Gươm” xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết thúc câu chuyện như thế nào?

+ Mở bài

- Truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”

Hùng Vương thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

– Truyện Sự tích Hồ Gươm

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

=> Như vậy cả hai mở bài đều giới thiệu chung về nhân vật và sự việc sắp xảy ra.

+ Kết bài

- Truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”

Từ đó oán nặng, thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nối Thần núi để cướp Mị Nuong, dành rút quân về.

- Truyện “Sự tích Hồ Gươm”

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

=> Kết bài của hai câu chuyện đều kể về kết cục của sự việc: Lí giải về một hiện tượng trong đời sống.

Mời các bạn tham khảo tiếp giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Sự tích Hồ Gươm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Viết bài tập làm văn số 1

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 6 siêu ngắn Cánh diều

    Xem thêm