Soạn bài Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ ngắn gọn
Soạn bài hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ trang 103 SGK Văn lớp 6 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo. Bài soạn văn 6 bài Thi làm thơ năm chữ này sẽ giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.
- Soạn bài lớp 6: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) rèn luyện chính tả
- Văn mẫu lớp 6: Phát biểu cảm nghĩ về bài Động Phong Nha của Trần Hoàng
- Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 6 - Văn tả người
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.
Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ
I - CHUẨN BỊ Ở NHÀ
1. Đọc ba đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
a) Các em đã được học về thể thơ bốn chữ ở Bài 24. Từ các đoạn thơ trên, hãy rút ra các đặc điểm của thơ năm chữ (khổ thơ, vần, cách ngắt nhịp,...)
Trả lời:
Các đặc điểm của thơ năm chữ:
- Số chữ mỗi câu thơ là 5 chữ
- Khổ thơ: Số lượng câu thơ của mỗi khổ không bị giới hạn hay quy định:
- Đoạn 1 có 4 câu
- Đoạn 3 có 6 câu
- Vần: Các gieo vần có sự thay đổi linh hoạt (vần liền, vần cách, vần lưng, vần chân)
- Vần liền (khổ 3 của đoạn 1): mộng - lộng - hồng
- Vần cách (khổ 1 của đoạn 1): Bác - bạc
- Cách ngắt nhịp: thường sẽ là 2/3 hoặc 3/2
b) Ngoài các đoạn thơ trên, em còn biết bài thơ, đoạn thơ năm chữ nào khác không? Hãy chép các bài thơ, đoạn thơ đó ra và nhận xét về đặc điểm của chúng.
Trả lời:
- Các bài thơ 5 chữ: Mẹ vắng nhà ngày bão (Đặng Hiển), Chú ở bên Bác Hồ (Dương Huy), Ông trời bật lửa (Đỗ Xuân Thanh), Nghe nhạc (Võ Văn Trực), Đồng hồ báo thức (Hoài Khánh), Ngày hội rừng xanh (Vương Trọng), Đi hội chùa Hương (Chu Huy), Mặt trời xanh của tôi (Nguyễn Viết Bình), Thì thầm (Phùng Ngọc Hùng)...
- Chép các đoạn thơ đó ra và nhận xét về đặc điểm của chúng: Gợi ý:
Đoạn thơ | Đặc điểm |
Hồi nhỏ sống với đồng (Ánh trăng - Nguyễn Duy) | - Khổ thơ: 4 câu thơ - Vần: gieo vần lưng (đồng - sông) - Cách ngắt nhịp:
|
Mọc giữa dòng sông xanh (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) | - Khổ thơ: 6 câu thơ - Vần: gieo vần chân (trời - rơi) - Nhịp:
|
Mầm non mắt lim dim (Mầm non - Võ Quảng) | - Khổ thơ: 8 câu thơ - Vần: gieo vần chân (lá - hả) - Nhịp:
|
Đêm nay trăng đang rằm (Trông trăng - Trần Đăng Khoa) | - Khổ thơ: 5 câu thơ - Vần:
- Nhịp: 2/3 |
2. Dựa vào những hiểu biết về thơ năm chữ
a) Hãy mô phỏng (bắt chước) tập làm một đoạn thơ năm chữ theo vần và nhịp đoạn thơ sau:
Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao tiếng hót.
(Trần Hữu Thung)
Gợi ý:
- Khổ thơ: 6 câu thơ
- Vần:
- Câu 1, 3: vần chân "o"
- Câu 2, 4 vần lưng "ang"
- Câu 4, 5: vần chân "anh"
- Nhịp: 2/ 3
b) Hãy làm một bài thơ hoặc một đoạn thơ năm chữ theo nội dung và vần, nhịp tự chọn để dự thi trên lớp.
II - THI LÀM THƠ NĂM CHỮ (làm tại lớp)
1. Nhắc lại đặc điểm của thể thơ năm chữ (khổ, vần, nhịp) đã chuẩn bị ở nhà.
Trả lời:
- Số chữ mỗi câu thơ là 5 chữ
- Khổ thơ: Số lượng câu thơ của mỗi khổ không bị giới hạn hay quy định
- Vần: Các gieo vần có sự thay đổi linh hoạt (vần liền, vần cách, vần lưng, vần chân)
- Cách ngắt nhịp: thường sẽ là 2/3 hoặc 3/2
2. Trao đổi theo nhóm (tổ) về các bài thơ năm chữ làm ở nhà để xác định bài sẽ giới thiệu trước lớp của nhóm (tổ)
3. Mỗi nhóm (tổ) cử đại diện đọc và bình bài thơ của nhóm (tổ) mình trước lớp.
4. Cả lớp tham gia cùng thầy, cô giáo nhận xét, đánh giá và xếp loại.
ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 LỚP 6 CÓ ĐÁP ÁN
Đề thi giữa kì 2 lớp 6 được tải nhiều:
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6
- Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn tiếng Anh
- Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6
Đề thi giữa kì 2 lớp 6 (chọn lọc):
- Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm học 2018 - 2019
- Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2018 - 2019
- Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp án
- Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2018 - 2019
- Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2018 - 2019
- Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 6 năm 2018 - 2019
- Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2018 - 2019
THAM KHẢO MỘT Số BÀI THƠ NĂM CHỮ:
1. Mồ anh hoa nở
Hôm qua chúng giết anh
Xác phơi đầu ngõ xóm
Khi lũ chúng quay đi
Mắt trừng còn dọa dẫm:
- Thằng này là cộng sản
Không được đứa nào chôn!
Đi theo sau hồn anh
Cả làng quê đường phố
Cả lớn nhỏ, gái trai.
Đám càng đi càng dài
Càng dài càng đông mãi
Mộ anh trôn đồi cao
Cành hoa này em hái
Vòng hoa này chị đơm
Cây bóng hồng em ươm
Em trồng vào trước cửa
Mộ anh trên đồi cao
Hoa hồng nở và nở
Hương thơm bay và bay
Lũ chúng nó qua đây
Mắt diều không dám ngó
Trên mộ người cộng sản
Hoa hồng đỏ và đỏ
Như máu nở thành hoa...
(Thanh Hải)
2. Chiều
Trên đường ve nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong máy
Chim rừng quên cất cánh
Giỏ say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cô
Chất trong hồn chiều nay?
Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây...
(HồDzếnh)
3. Bài ca những cô gái sống tuổi ba mươi trong rừng
Như những người leo núi
Vượt qua dốc cổng Trời
Là những cô con gái
Qua tuổi mình ba mươi
Ăn ngủ giữa cuộc đời
Tuổi ba mươi sùng sững
Cải gùi hang chắt nặng
Tâm tư đầy hai vai
Tuổi ba mươi rất dài
Những đêm nằm đợi sáng
Tuổi ba mươi lại ngắn
Trăng lặn rồi trăng lên
Cơn sốt rét triền miên
Tóc mọc rồi lại rụng
Mùa xuân thành báo động
Đóa hoa nhầu trên tay
Thương một cánh chim bay
Mười năm chưa về tổ
Qủa trứng hồng dễ vỡ
Chăng hẹn mùa sinh sôi
Đi qua tuổi ba mươi
Nhục nhằn và lặng lẽ
Bao ước mơ giản dị
Mà sâu thâm không cùng
Hơn mọi sự anh hùng
Là điều này nhỏ bé
Làm vợ và làm mẹ
Tuổi ba mươi chối từ
Những đau xót riêng tư
Theo suốt đời con gái
Tuổi ba mươi từng trải
Con mắt nhìn trước sau
Tay xiết chặt tay nhau
Tháng năm không đếm tuổi
Như những người leo núi
Càng lên cao càng vui
Trên đỉnh dốc cuộc đời
Gập lòng mình trẻ lụi
xốc quai gùi đứng dậy
Tuôi ba mươi lên đường.
(Anh Ngọc)
4. THĂM LÚA
Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn gió
Sương lại càng long lanh.
Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao cùng hót
Tiếng chìm nghe thánh thót
Văng vẳng khắp cánh đồng
Đứng chống cuốc em trông
Em thấy lòng khấp khởi
Bởi vì em nhớ lại
Một buổi sớm mai ri
Anh tình nguyện ra đi
Chiền chiện cao cùng hót
Lúa cũng vừa sam hột
Em tiễn anh lên đường
Chiếc xắc mây anh mang
Em nách mo cơm nếp
Lúa níu anh trật dép
Anh cúi sửa vội vàng
Vượt cánh đồng tắt ngang
Đen bờ ni anh bào
"Ruộng mình quên cày xảo
Nên lúa chín không đều
Nhớ lấy để mùa sau
Nhà cố làm cho tốt"
Xa xa nghe tiếng hát
Anh thay rộn trong lòng
sắp đến chỗ người đông
Anh bảo em ngoái lại
Cam ba lần ra trái
Bưởi ba lần ra hoa
Anh bước chân đi ra
Từ ngày đầu phòng ngự
Bước qua kì cầm cự
Anh có giã lời về
Cầm thư anh mân mê
Bụng em giừ phấp phới
Anh đang mùa thắng lợi
Lúa em cũng chín rồi
Lúa tốt lắm anh ơi
Giải thi đua em giật
Xoè bàn tay bấm đốt
Tính cũng bốn năm ròng
Ai cũng bảo đừng mong
Riêng em thì vẫn nhớ
Chuối đầu vườn đã lổ.
Cam đầu ngõ đã vàng
Em nhớ ruộng nhớ vườn
Không nhớ anh răng được
Mùa sau kề mùa trước
Em vác cuốc thăm đồng
Lúa sảy hạt nặng bông
Thấy vui vẻ trong lòng
Em mong ngày chiến thắng.
(Trần Hữu Thung)
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Dưới đây là bài soạn Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 6: Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ
Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 6 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 6 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới