Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 8: Cây bút thần

Ngữ văn lớp 6 bài 8: Cây bút thần

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 8: Cây bút thần. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Bài 8: Cây bút thần

(đọc thêm)

I. Kiến thức cơ bản

Cây bút thần là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. Cây bút thần với những khả năng, sức mạnh kì diệu của nó là chi tiết tưởng tượng, thần kì đặc sắc. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.

II. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản

Câu 1. Mã Lương thuộc một nhóm kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích nào? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết.

+ Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ, phổ biến trong các truyện cổ tích Việt Nam, và thế giới.

+ Một số nhân vật tương tự: Thạch Sanh, Em bé thông minh

- Thạch Sanh thể hiện tài năng dũng sĩ hùng mạnh.

- Em bé thông minh thể hiện trí khôn dân gian... Mã Lương thể hiện tài năng nghệ thuật.

Câu 2. Những điều gì đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Những điều đó có quan hệ với nhau ra sao? Những yếu tố giúp cho Mã Lương trở thành một nghệ sĩ tài năng:

+ Lòng say mê, và sự thông minh bẩm sinh ngay từ nhỏ.

+ Sự khổ công tập luyện không ngừng nghỉ trong mọi thời gian

- Chăm chỉ tập luyện hàng ngày: Khi kiếm củi, khi cắt cỏ, khi ở nhà.

- Chăm chỉ tập luyện mọi nơi: Vẽ trên tường, vẽ trên đá, trên mặt đất.

+ Em còn được thần linh giúp đỡ, tặng cho cây bút thần mầu nhiệm, biến tất cả những điều em vẽ trở thành hiện thực.

Câu 3. Mã Lương đã vẽ ra những gì cho những người nghèo khổ và cho những kẻ tham lam? Hãy đánh giá ngòi bút thần của Lê Mã Lương qua những gì mà Lê Mã Lương đã vẽ.

+ Đối với những người nghèo khổ:

– Mã Lương giúp đỡ cho tất cả mọi người những thứ cần thiết như cây, cuốc, đèn, thùng múc nước.

- Những thứ mà Mã Lương vẽ giúp họ là những dụng cụ lao động, phương tiện để làm ăn sinh sống, chứ không phải là những vật chất có sẵn để hưởng thụ => của cải phải do lao động mà có.

– Thể hiện tấm lòng nhân hậu, yêu thương những người nghèo khổ của cậu bé.

+ Đối với kẻ tham lam (tên địa chủ và nhà vua):

- Mã Lương nhất định không vẽ cho bất cứ thứ gì dù họ bắt giam, bỏ đói, bỏ rét.

- Cây bút trong tay Mã Lương đã trở thành vũ khí chiến đấu chống kẻ tham tàn bạo ngược: Vẽ thành cung tên để tiêu diệt tên địa chủ tham lam, vẽ thành biển xanh, nổi sóng để tiêu diệt tên vua độc ác tham tàn bạo ngược.

- Thể hiện tinh thần dũng cảm, căm ghét cường quyền và bạo lực của Lê Mã Lương.

+ Đánh giá ngòi bút của Lê Mã Lương:

- Người nghệ sĩ chân chính phải luôn đứng về phía nhân dân, không bao giờ dùng ngòi bút của mình để phục vụ cho kẻ ác.

- Những thứ mà Mã Lương vẽ là để phục vụ cho sự cần thiết của cuộc sống chứ không phải để thoả mãn lòng tham của con người

- Ngòi bút chì mầu nhiệm khi ở trong tay người lương thiện, khi phục vụ cho những ước mơ chính đáng.

Câu 4. Truyện kể này được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em chi tiết nào trong truyện là lí thứ và gợi cảm hơn cả?

+ Câu chuyện vừa chứa đựng yếu tố hiện thực, vừa chứa đựng những yếu tố tưởng tượng thần kì, trong truyện có rất nhiều chi tiết tưởng tượng lí thú, gợi cảm như: Lê Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh bay, vẽ cá, cá vẫy đuôi bơi lượn, vẽ lò sưởi để sưởi, vẽ bánh để ăn, Mã Lương vẽ cò, vô ý đánh rơi giọt mực, khiến cò mở mắt xòe cánh bay đi. Nhưng có lẽ hay nhất chi tiết vẽ biển.

+ Chi tiết vẽ biển giết tên vua bạo tàn.

– Thể hiện sự đối phó khéo léo của Lê Mã Lương

– giả vờ nhận lời vẽ theo yêu cầu của hắn để trừng trị hắn: Ban đầu là vẽ biển khơi trong xanh êm dịu để gợi lên sự thích thú ở hắn --> Sau đó vẽ cá, thuyền -> đến khi tất cả nhà vua, hoàng hậu, hoàng tử các quan đại thần đã lên thuyền -> vẽ sóng --> sóng gió càng lúc càng cuồn cuộn -> như trái núi nhấn chìm chiếc thuyền xuống đáy biển.

- Với cây bút thần Mã Lương đã thực hiện niềm ước mơ trừng trị bọn thống trị của nhân dân lao động.

Câu 5. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần

Ý nghĩa của truyện Cây bút thần

+ Đề cao sức mạnh và tài năng của nghệ thuật chân chính.

+ Thể hiện ước mơ của nhân dân về những khả năng kì diệu trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Hãy kể diễn cảm câu chuyện này. Muốn kể diễn cảm câu chuyện phải chú ý hai vấn đề sau:

+ Phải nắm được thứ tự các tình tiết của câu chuyện.

+ Xác định giọng kể phù hợp cho mỗi đoạn và mỗi nhân vật.

- Tên địa chủ và nhà vua giọng hống hách, kiêu ngạo.

- Giọng của cụ già hiền từ âu yếm.

- Đoạn kể về sự kì diệu của cây bút thể hiện sự hào hứng

- Lúc tên địa chủ xuống chuồng ngựa để xem Mã Lương đã bị chết chưa, thấy em đang ngồi bên lò lửa, ăn bánh → giọng ngạc nhiên, sửng sốt.

- Đoạn Mã Lương trừng trị tên địa chủ và nhà vua giọng hả hê sung sướng.

Câu 2. Nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích mà em đã học.

+ Định nghĩa truyện cổ tích (xem lại phần kiến thức cơ bản, bài Sọ Dừa).

+ Những truyện cổ tích mà chúng ta đã học: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần.

IV. Tư liệu tham khảo

Cây bút thần là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. Cây bút thần và bàn tay vẽ của Lê Mã Lương có một khả năng và sức mạnh kì diệu, vừa là chi tiết tưởng tượng thần kì, vừa chứa đựng yếu tố hiện thực. Truyện thể hiện quan điểm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật. Hội hoạ nói riêng, các bộ môn khác như Văn thơ âm nhạc. Phải biết hướng về nhân dân giúp người lương thiện chống kẻ tham tàn thì nghệ thuật mới có sức mạnh, có khả năng thần kì. Câu chuyện cũng thể hiện ước mơ của nhân dân về những khả năng kì diệu của con người để giúp cho người lương thiện đối phó với bọn bất lương hàng ngày theo dõi hãm hại con người. Truyện về một cây bút lặng lẽ mà cất lên bao lời nhắn gửi thiết tha, không chỉ tới người nghe, người đọc bình thường mà cả tới nhà văn, nhà thơ, các nhạc sĩ... tài danh nữa!!!

(Theo Vũ Dương Quỹ và Lê Bảo - Bình giảng văn 6)

Truyện cây bút thần thuộc loại truyện cổ tích thần kì, yếu tố, thần kì ở đây là cây bút thần, tham gia như một phần không thế thiếu được trong sự phát triển cốt truyện. Cây bút thần với sức mạnh toàn năng, vừa để giúp đỡ người nghèo, người yếu vừa để chống đỡ, trừng trị những kẻ tham lam độc ác. Khuynh hướng của truyện cổ tích thần kì không phải nhấn mạnh hiện thực, mà là trình bày ước mơ nguyện vọng và lí tưởng xã hội của nhân dân thông qua sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện hoàn hảo.

(Theo Trần Lê Bảo, Giảng văn Cây bút thần)

Mời các bạn tham khảo tiếp giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 8 cùng chủ đề:

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 8: Danh Từ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 8: Ngôi kể trong văn tự sự

Chia sẻ, đánh giá bài viết
18
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 6 siêu ngắn Cánh diều

    Xem thêm