Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 24: Lượm

Giải bài tập Ngữ văn bài 24: Lượm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 24: Lượm dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Lượm

Tố Hữu

I. Kiến thức cơ bản

• Tác giả

Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920, quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài Lượm được ông sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

• Bài thơ in trong tập thơ Việt Bắc?.

- Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh chú bẻ liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn đọng mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

- Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản

Câu 1. Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lối kể ấy, em hãy tìm bố cục bài thơ.

+ Bài thơ kể về chú bé Lượm, một chú bé liên lạc hồn nhiên, yêu đời, dũng cảm và đã hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ, vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Bài thơ kể lại cuộc đời của chú bé Lượm bằng chính giọng kể của tác giả, với một tấm lòng yêu mến xót thương và cảm phục.

+ Bố cục bài thơ: Gồm có ba phần

- Phần một (từ đầu đến cháu đi xa dần): Lượm chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi.

- Phần hai (tiếp theo đến Lượm ơi còn không): Sự hi sinh anh dũng của Lượm.

- Phần ba (còn lại): Sự bất tử của người anh hùng nhỏ tuổi.

Câu 2. Hình ảnh của Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm có những nét đáng yêu, đáng mến nào?

a) Hình ảnh của Lượm được miêu tả trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm về những phương diện:

- Trang phục:

Cái xắc xinh xinh

... Ca lô đội lệch. Trang phục y như của một người lính thật sự. Sự đáng yêu, dễ mến được toát ra từ một người chiến sĩ nhí nhanh nhẹn, nhí nhảnh phù hợp với lứa tuổi.

- Hình dáng:

Chú bé loắt choắt, Cái chân thoăn thoắt

Cái đều nghênh nghênh. Hình dáng bé nhỏ, nhưng rất nhanh nhẹn, hoạt bát và tinh nghịch.

- Cử chỉ:

Mồm huýt sáo vang

Cháu cười híp mí. Rất hồn nhiên, ngây thơ trong sáng, bởi vì không có gì biểu hiện sự trong trẻo của tâm hồn bằng nụ cười và điệu sáo.

- Lời nói

Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà

Đây là “một trong những câu thơ hay nhất viết về thiếu nhi Việt Nam”(Nguyễn Trọng Hoàn) theo chú được đánh giặc là một niềm yêu thích. Lượm đã gánh vác nhiệm vụ lớn lao một cách rất hồn nhiên.

b) Tác dụng của đoạn thơ:

- Đoạn thơ đã miêu tả về hình ảnh của chú bé Lượm rất đáng yêu: Nhỏ nhắn, xinh xắn, hồn nhiên yêu đời.

- Thể hiện tình cảm quý mến sâu sắc của nhà thơ đối với chú bé liên lạc, bởi lẽ có yêu quý Lượm rất nhiều thì nhà thơ mới miêu tả chân dung về Lượm đẹp đến thế.

c) Nghệ thuật:

- Từ láy: Đoạn thơ có rất nhiều từ láy gợi hình: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

- Nhịp thơ: 2/2 đều đặn (Thể thơ bốn chữ đậm chất dân gian).

- Phép điệp: Cái xắc, cái chân, cái đầu gợi lên sự sinh động và những nét ngộ nghĩnh đáng yêu của cậu bé.

- Phép so sánh:

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

+ Thể hiện hình dáng nhỏ nhắn và tính cách nhí nhảnh, hồn nhiên của chú bé liên lạc, dường như có chú bé Lượm đang chạy nhảy tung tăng trước mắt người đọc.

+ Con đường vàng: Chú bé đi trên cánh đồng lúa vàng rực của làng quê, đó còn là con đường vàng của tuổi thơ chăn trâu, thả diều, với trò chơi đuổi bắt cùng bè bạn.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Đánh giá bài viết
29 2.536
Sắp xếp theo

    Soạn văn 6 siêu ngắn Cánh diều

    Xem thêm