Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 5: Lời văn, đoạn văn tự sự
Ngữ văn lớp 6 bài 5: Lời văn, đoạn văn tự sự
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 5: Lời văn, đoạn văn tự sự. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
Lời văn, đoạn văn tự sự
I. Kiến thức cơ bản
• Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩ của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại.
• Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.
II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
* Lời văn, đoạn Văn tự sự
1) Lời văn giới thiệu nhân vật
Đọc từng câu trong đoạn văn và trả lời câu hỏi:
1. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
2. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ [...]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém [...]. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh [...] Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
+ Các câu văn giới thiệu: Tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng của các nhân vật.
- Giới thiệu tên: Tên là Mị Nương, chàng là Sơn Tinh, chàng là Thuỷ Tinh.
- Lai lịch: Con gái vua Hùng thứ mười tám
Người ở núi Tản Viên
Người ở miền biển
- Quan hệ: Được vua cha yêu thương hết mực
Cùng đến cầu hôn
- Tính tình: Hiền dịu
- Tài năng: Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
+ Câu văn giới thiệu thường dùng những từ, cụm từ: Là, có và kể theo ngôi thứ ba: Chàng trai, người con gái.
2) Lời văn kể sự việc
Đọc đoạn văn:
a) Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”
(Sơn Tĩnh, Thuỷ Tinh)
+ Đoạn văn trên dùng rất nhiều động từ chỉ hành động để diễn tả hành động của nhân vật: Nổi giận, đuổi theo, đòi cướp, hô mưa, gọi gió, dâng nước.
+ Những hành động đó tập trung làm nổi rõ ý: “Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh”.
+ Các hành động đó được kể theo thứ tự trước sau của dòng thời gian
+ Hành động của Thuỷ Tinh dẫn đến kết quả thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
+ Lời kể về nước ngập nhà cửa, nước ngập ruộng đồng, nước dâng lên sườn đồi. Tạo ấn tượng về cảnh một biển nước mênh mông ngập tràn lên tất cả, phá huỷ mọi vật => Cơn ghen ghê gớm của Thuỷ Tinh.
b) Đoạn văn
+ Ý chính của mỗi đoạn văn
Đoạn 1: Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
Đoạn 2: Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
Đoạn 3: Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.
II. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Câu 2. Đọc hai câu Văn sau, theo em, câu nào đúng câu nào sai, vì sao?
a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc chiếc yên ngựa.
b) Người gác rừng đóng chắc chiếc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.
+ Câu đúng là câu b.
+ Vì: Triển khai theo thứ tự trước sau. Hành động nào làm trước thì kể trước, hành động làm sau kể sau.
Câu a, trật tự lộn xộn -> câu văn vô lí về mặt thực tế.
Câu 3. Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.
+ Nhân vật Lạc Long Quân
Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc Long Quân, là con trai của thần Long Nữ. Vì nòi rồng nên thần thường sống dưới nước. Thần có sức khoẻ rất phi thường và lắm phép lạ. Thần không chỉ giúp dân trừ yêu quái mà còn dạy dân cách chăn nuôi trồng trọt.
+ Nhân vật Âu Cơ
Ở vùng núi phía Bắc có một nàng tên là Âu Cơ, xinh đẹp tuyệt trần, nàng dòng họ Thần Nông.
+ Nhân vật Thánh Gióng
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai ông bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Nhưng đứa bé cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười.
+ Nhân vật Tuệ Tĩnh
Tuệ Tĩnh Thiền Sư quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, từ nhỏ mồ côi, được nuôi dạy ở chùa, sau tu ở chùa Hộ Xá, Nam Định. Ông là một danh y lỗi lạc đời Trần.
Câu 4. Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gẫy, đã nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.
+ Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa hí vang, phi như bay xông thẳng đến nơi có giặc Ân. Gióng cầm roi sắt vung lên vút vút, roi sắt vung đến đầu quân giặc chồng xếp đến đấy. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân thù. Thật là một trận đánh hào hùng.
+ Đoạn Thánh Gióng khi roi sắt gẫy Thế trận đang bừng bừng, bỗng roi sắt của Gióng bị gẫy, phía trước quân giặc vẫn cứ ào ạt xông lên. Gióng bèn nhổ những bụi tre làm vũ khí thay roi sắt tấn công vào bọn giặc. Những đứa sống sót hốt hoảng bỏ chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến tận chân núi Sóc Sơn.
Mời các bạn tham khảo tiếp giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 5
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 5: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ