Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 30: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Giải bài tập Ngữ văn bài 30: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 30: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

I. Kiến thức cơ bản

• Xuất xứ: Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mỹ là Phrengklin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã gửi bức thư này trả lời. Đây là một bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường. Văn bản trên đây có lược bớt một số câu khó hiểu đối với học sinh THCS.

• Nội dung Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mi Preng-klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn, bằng một giọng đầy sức truyền cảm, bằng lối sử dụng phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ phong phú đa dạng, đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Đọc đoạn đầu của bức thư từ “Đối với đồng bào tôi” đến “tiếng nói của cha ông chúng ta” chỉ ra biện pháp so sánh nhân hoá và nêu tác dụng.

* Những biện pháp so sánh nhân hoá được sử dụng

- Hình ảnh nhân hoá:

+ Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ.

+ Bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi.

+ Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ... tất cả cùng chung một gia đình.

- Hình ảnh so sánh:

+ Nước óng ánh, êm ả trên dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên.

+ Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông.

* Tác dụng

- Thể hiện sâu sắc sự gắn bó máu thịt và thiêng liêng giữa thiên nhiên và con người.

- Làm cho câu văn trở nên mượt mà sinh động, giàu tính biểu cảm.

- Cảnh sắc thiên nhiên trở nên tươi đẹp và ấn tượng biết bao.

Câu 2. Đọc đoạn văn từ tôi biết không hiểu cách sống đến có sự ràng buộc tìm sự đối lập giữa người da đỏ và da trắng trong thái độ đối với đất và thiên nhiên, Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng?

a. Sự đối lập giữa người da đỏ và người da trắng

Các phương diện đối lập

Ngươi da trắng

Người da đỏ

Thái độ khi chết

- Dạo chơi giữa các vì sao, quên đi đất nước đã sinh ra họ

- Chẳng thể quên được mảnh đất, bà mẹ của người da đỏ

Thái độ đối với đất đai

- Mảnh đất này không phải là người anh em của họ, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần, mảnh đất là kẻ thù của họ.

- Họ ngấu nghiến đất đai và để lại những hoang mạc

- Mảnh đất là thiêng liêng, là kí ức của người da đỏ.

Về cách sống

- Cảnh đẹp nơi thành phố của người da trắng làm người da đỏ nhức mắt.

- Chẳng có nơi nào yên tĩnh, chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ.

- Nghe tiếng lay động của lá cây, tiếng vỗ cánh của côn trùng.

- Âm thanh lẻ loi của các chú chim đớp mồi, tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm.

- Của những âm thanh êm ái.

Thái độ với không khí

- Chẳng để ý đến nó

- Rất quý giá

- Chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho.

Đối với muông thú

- Bắn chết một lúc cả hàng ngàn con trâu rừng.

- Đối xử với muông thú như đối với người anh em

=> Người da trắng phá hoại thiên nhiên → tự hủy diệt sự sống của chính mình.

- Thiên nhiên đối với họ là sự gắn bó giao hòa tuyệt đẹp, họ giao cảm với thiên nhiên như máu thịt của bản thân.

b) Biện pháp nghệ thuật Sử dụng rất nhiều biện pháp, nghệ thuật để nêu lên sự khác biệt:

- Đối lập, so sánh tương phản giữa người da trắng và người da đỏ.

- Điệp ngữ “... Tôi biết, ... Tôi không hiểu... Tôi đã chứng kiến... Ngài phải giữ gìn, ... ngài phải dạy... ngài phải nhớ...

- Biến đổi linh hoạt nhiều kiểu câu: Câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến, câu tường thuật.

Câu 3. Đọc đoạn còn lại của bức thư: Nêu ý chính, hành văn, giọng văn, nên hiểu thế nào về câu: Đất là Mẹ.

* Ý chính của đoạn:

Phần cuối của bài viết người thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơ đã nêu lên vấn đề: Thái độ cần có của mọi người đối với đất mẹ.

* Hành oăn, giọng điệu:

- Vừa có tính khẳng định, vừa có tính khuyên bảo, cầu khiến.

- Câu văn giàu tính triết lí, lập luận chặt chẽ, sắc bén.

* Ý nghĩa: Đất là Mẹ.

- Biện pháp nhân hoá - Mối quan hệ thiêng liêng giữa Đất và Người:

- Khẳng định sự đùm bọc, che chở, yêu thương của bà mẹ Đất đối với con người.

- Khuyên răn con người phải biết quý trọng, nâng niu, yêu thương ấy, không một ai được xúc phạm tới đất đai.

Câu 4. Lập bảng thống kê những yếu tố lặp trong văn bản, và nêu tác dụng của chúng.

Lặp từ

Lặp kiểu câu

Lặp đoạn

- Tôi biết

- Tôi là người da trắng.

- Mảnh đất là bà mẹ của người da đỏ.

- Đất là mẹ

- Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác.

- Tôi là kẻ hoang dã tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt…

- Tôi là người da đỏ, tôi thật không hiểu nổi điều đó.

- Ngài phải dạy con cháu rằng…

- Ngài phải bảo chúng rằng…

- Ngài phải nhớ rằng

- Ý của đoạn một “Đối với đồng bào tôi…kí ức của người da đỏ”. Ý của đoạn hai: “Khi người da trắng…chung một gia đình” và ý của đoạn ba:

“Dòng nước óng ánh… cha ông chúng tôi” → giống nhau (lặp đoạn)

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 30: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ

Đánh giá bài viết
13 1.674
Sắp xếp theo

    Soạn văn 6 siêu ngắn Cánh diều

    Xem thêm