Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 26: Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ
Giải bài tập Ngữ văn bài 26: Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 26: Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 25: Viết bài tập lăm văn số 6 – Văn tả người
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 25: Các thành phần chính của câu
Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ
I. Kiến thức cơ bản
Thơ năm chữ:
- Là thể thơ mỗi dòng năm chữ, còn gọi là ngũ ngôn.
- Có nhịp 3/2 hoặc 2/3.
- Vần thơ thay đổi không nhất thiết là cần liên tiếp.
- Số câu cũng không hạn định.
- Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi hai câu hoặc không chia khổ.
II. Phần chuẩn bị ở nhà
Câu 1: Tìm hiểu các đoạn thơ
Đoạn 1.
Anh đội viên / nhìn Bác (3/2) Càng nhìn lại / càng thương (3/2) Người cha / mái tóc bạc (2/3) Đốt lửa / cho anh nằm (2/3) Rồi Bác đi / dém chăn (3/2) . Từng người / từng người một (2/3) Sợ cháu mình / giật thột (3/2) Bác nhón chân / nhẹ nhàng (3/2) Anh đội viên / mơ màng (3/2) Như nằm trong / giấc mộng (3/2) Bóng Bác cao / lồng lộng (3/2) Âm hơn ngọn / lửa hồng... (3/2)
(Minh Huệ)
- Đoạn thơ trên có 3 khổ, mỗi khổ có 4 câu.
- Ngắt nhịp 3/2.
- Khổ 1 vần gián cách Bác - bạc. Khổ hai vẫn liên tiếp một – thột, khổ ba vẫn liên tiếp mây - lộng - hồng. Vị trí gieo vần là ở cuối câu.
Đoạn 2
Mỗi năm / hoa đào nở (2/3) Lại thấy / ông đồ già (2/3) Bày mực tàu/ giấy đỏ (3/2). Bên phố 7 đông người qua. (2/3)
Bao nhiêu người ở thuê viết (3/2) Tấm tắc / ngợi khen tài: (2/3) “Hoa tay / thảo những nét (2/3) Như phượng múa / rồng bay”. (3/2)
Nhưng mỗi năm / mỗi vắng (3/2) Người thuê viết / nay đâu? (3/2) Giấy đỏ / buồn không thắm (2/3) Mực đọng trong 7 nghiền sầu... (3/2)
(Vũ Đình Liên)
- Đoạn thơ trên có 3 khổ thơ mỗi khổ có 4 câu.
- Ngắt nhịp 2/3 và 3/2 xen kẽ.
Bày mực tàu / giấy đỏ
Bên phố / đông người qua. Khổ 1 chủ yếu nhịp 2/3, khổ 3 chủ yếu nhịp 3/2.
- Vần: chủ yếu vẫn gián cách già - qua; tài – bay, đâu - sầu - vần chân.
Đoạn 3
Em đi như chiều đi Gọi chim vườn bay hết Em về tựa mai về Rừng non xanh lộc biếc Em ở trời trưa ở Năng sáng màu xanh che.
(Chế Lan Viên)
- Đoạn thơ có 1 khổ, 6 câu.
- Ngắt nhịp 2/3.
- Gieo vần: Không có vần cố định (không rõ).
- Sử dụng thanh điệu và phép đối để làm nên âm điệu của đoạn thơ.
Câu 2. Sưu tầm một số đoạn thơ năm chữ và nhận xét đặc điểm.
Đoạn 1
Trăng ơi ... từ đâu đến? (2/3)
Hay từ 7 cánh rừng xa (2/3)
Trắng hồng / như quả chín (2/3)
Lửng lơ lên / trước nhà (2/3)
- Đoạn thơ trên có 2 khổ, mỗi khổ có 4 câu.
- Ngắt nhịp 2/3.
- Vần gián cách: Xa – nhà.
Đoạn 2
Tao đi học / về nhà
Là mày chạy / xồ ra
Đầu tiên mày / rối rít
Cái đuôi mừng / ngoáy tít
Rồi mày lắc / cái đầu
Khịt khịt mũi / rung râu
Rồi mày nhún / chân sau
Chân trước chồm / mày bắt.
(Trần Đăng Khoa)
- Đoạn thơ trên không chia khổ.
- Ngắt nhịp 3/2.
- Vần liên tiếp - vần chân.
Câu 3. Tập làm một đoạn thơ năm chữ theo vần và nhịp của đoạn thơ mô phỏng theo đoạn thơ của Trần Hữu Thung. Mô phỏng đoạn thơ cần chú ý có những đặc điểm sau:
- Khổ thơ gồm sáu câu.
- Vừa có vần cách và vẫn liên tiếp tô – cô, lanh - xanh, đồng thời vừa vần trắc lại vừa vần bằng.
- Nhịp thơ 3/2.
Câu 4. Làm một bài thơ hoặc đoạn thơ năm chữ, nội dung vần, nhịp tự chọn
Nắng lung linh cành bưởi (3/2) Lớp học đầy tiếng ca (2/3) Tiếng cô giáo giảng bài (3/2) Em như tầng mây nhẹ (2/3) Lớp học im phăng phắc (3/2) Những cái đầu nhỏ xinh (3/2) Nghiêng trên trang vở trắng (2/3)
Nắn nót ghi từng lời (3/2).
- Ngắt nhịp 2/3, 3/2.
- Vần không cố định.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan