Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 26: Câu trần thuật đơn
Giải bài tập Ngữ văn bài 26: Câu trần thuật đơn
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 26: Câu trần thuật đơn dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 25: Viết bài tập lăm văn số 6 – Văn tả người
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 25: Các thành phần chính của câu
Câu trần thuật đơn
I. Kiến thức cơ bản
Câu trần thuật đơn là câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
II. Tìm hiểu câu hỏi phần bài học
Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu
a) Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh.
Câu trên là câu trần thuật đơn với mục đích miêu tả – câu có một cụm C-V.
b) Hức! Thông ngách sang nhà ta à? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Câu trên câu trần thuật đơn có mục đích hỏi, câu có hai cụm C-V.
c) Tôi về, không một chút bận tâm.
Câu đơn trần thuật nhằm mục đích kể, câu có một cụm C-V.
III. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Tìm câu đơn trần thuật trong đoạn trích dưới đây. Cho biết những câu trần thuật đơn ấy được dùng làm gì?
C1. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. C2. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. C3. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mướt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. C4. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
(Nguyễn Tuân)
Câu 2. Dưới đây là một số câu mở đầu các truyện em đã học.
Chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?
a) Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.
(Con Rồng, cháu Tiên)
Câu trần thuật đơn có mục đích giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân.
b) Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ.
(Ếch ngồi đáy giếng)
Câu trần thuật đơn có mục đích giới thiệu nhân vật (con ếch).
c) Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
(Vũ Trinh)
Câu trần thuật đơn, mục đích giới thiệu nhân vật.
Câu 3. Cách giới thiệu nhân vật chính trong những truyện sau có gì khác với cách giới thiệu nêu trong câu hai?
Cách giới thiệu nhân vật chính ở ba đoạn văn trên, khác với cách giới thiệu nhân vật chính ở trong câu hai ở chỗ:
* Cách giới thiệu nhân vật:
- Đoạn a: Giới thiệu hai vợ chồng ông lão trước (nhân vật phụ) sau đó mới giới thiệu cậu bé khôi ngô (Thánh Gióng).
- Đoạn b: Giới thiệu Vua Hùng và Mị Nương trước (nhân vật phụ) sau đó mới giới thiệu đến Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (nhân vật chính). Một hôm có hai chàng đến cầu hôn.
- Đoạn c: Giới thiệu viên quan trước (nhân vật phụ) sau đó mới giới thiệu đến nhân vật chính (cậu bé) hai cha con nọ đang cày ruộng.
* Ngoài việc giới thiệu nhân vật, các đoạn văn trên còn làm nhiệm vụ giới thiệu tình huống truyện:
- Đoạn a tình huống thụ thai kì lạ
- Đoạn b tình huống kén rể
- Đoạn c tình huống tìm người lỗi lạc.
Câu 4. Ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật, những câu mở đầu sau đây còn có tác dụng gì?
a) Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày.
(Đẽo cày giữa đường)
Câu trên không chỉ giới thiệu nhân vật người thợ mộc, mà còn giới thiệu hành động dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ.
b) Người kiếm củi tên Mỗ ở huyện Lạng Giang, đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem, thấy một con hổ trán trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy tay móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt dãi trào ra.
(Vũ Trinh)
Câu trên vừa giới thiệu nhân vật con hổ trán trắng vừa miêu tả hành động, trạng thái của nhân vật (con hổ). Cúi đầu bới đất, lấy tay móc họng, máu me nhớt dãi trào ra.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan