Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 24: Tập thơ bốn chữ

Giải bài tập Ngữ văn bài 24: Tập thơ bốn chữ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 24: Tập thơ bốn chữ dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Tập thơ bốn chữ

I. Chuẩn bị ở nhà

Câu 1. Ngoài bài thơ “Lượm”, em có biết bài thơ, đoạn thơ bốn chữ nào khác? Hãy nêu tên và chỉ ra những chữ cùng vẫn trong bài thơ.

Một số bài thơ bốn chữ khác:

Mười quả trứng

Mười quả trứng tròn

Me gà ấp ủ

Mười chú gà con

Hôm nay ra đủ

Lòng trắng lòng đỏ

Thành mỏ, thành chân

Cái mỏ tí hon

Cái chân bé xíu

Lông màng mát dịu

Mắt đen sáng ngời

Ôi chú gà ơi!

Ta yêu chú lắm!

(Phạm Hổ)

+ Vần chân: Trong bài thơ trên: Tròn – con, ủ - đủ, đỏ - hon, xíu – dịu, ngời – ơi.

+ Vần lưng: Ủ – chú, đỏ – mỏ.

Kể cho bé nghe

Hay nói ầm ĩ

Là con vịt bầu

Hay hỏi đâu đâu

Là con chó vện

Hay chăng dây điện

Là con nhện con

Ăn no quay tròn

Là cối xay lúa

Mồm thở ra gió

Là cái quạt hòm

Không thèm cỏ non

Là con trâu sắt...

(Trần Đăng Khoa)

Vần chân: bầu – đâu, vện – điện, con – tròn, hòn – non.

Câu 2. Chỉ ra vần chân và vần lưng ở các đoạn thơ:

+ Căn cứ vào định nghĩa: Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ.

Mây lưng chừng hàng

Về ngang lưng núi

Ngàn cây nghiêm trang

Mơ màng theo bụi.

(Xuân Diệu)

+ Vần chân: hàng – trang; núi – bụi.

+ Vần lưng: hàng – lưng; trang - màng.

Câu 3. Xác định vần liền và vẫn cách trong hai đoạn thơ sau:

+ Căn cứ vào định nghĩa:

– Vân liền là vẫn được gieo liên tiếp ở các dòng thơ.

- Vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng.

+ Trên cơ sở đó ta xác định đoạn thơ được gieo vần chân và vần gián cách: cháu - sáu; ra – nhà.

Cháu đi đường cháu

Cháu lên đường ra

Đến nay tháng sáu

Chợt nghe tin nhà.

(Tố Hữu)

- Đoạn thơ:

Nghé hành nghé hẹ

Nghé chẳng theo mẹ.

Thì nghe theo đàn

Nghé chớ đi càn

Kẻ gian bắt nó.

(Đồng dao)

Gieo vần chân, vần liên tiếp: hẹ mẹ, đàn – càn.

Câu 4. Đoạn thơ sau trích trong bài “Chị em” của Lưu Trọng Lư, một bạn chép sai hai chữ có vần, em sửa lại cho phù hợp (sông, cạnh).

- Đoạn thơ được gieo vần gián cách, vậy từ lạnh phải có vần tương ứng là từ cạnh phải không nào? Còn từ đông phải đi với từ sông như vậy mới hợp về vần và về nghĩa.

- Ta thay thế lại là:

Em bước vào đây

Gió hôm nay lạnh

Chị đốt than lên

Để em ngồi cạnh

Nay chị lấy chồng

Ở mãi Giang Đông

Dưới chân mây trắng

Cách mấy con sông.

Câu 5. Tập làm một bài thơ hoặc một đoạn thơ bốn chữ có nội dung kể chuyện hoặc miêu tả về một số sự việc hay một người theo vần tự chọn.

Các em kể về các đề tài gần gũi xung quanh mình như chuyện lớp, chuyện trường, giờ ra chơi, giờ học... cũng không nhất thiết phải theo vần gián cách hay vần liền, miễn có nhạc điệu xuôi tai là được. Sau đây là một số bài thơ, đoạn thơ các em tham khảo.

Lớp chúng em

Lớp em sáu bảy

Lớp nhỏ nhất trường

Nhưng mà học tập

Chẳng hề nhỏ đâu

Luôn luôn dẫn đầu

Phong trào đoàn đội

Thứ hạng hàng tuần

Cũng nhất luôn nốt

Sáu bảy luôn tốt

Hốt tuốt điểm mười

Thầy cô mỉm cười

Mẹ cha vui sướng.

(Hoàng Thu)

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 24: Hoán Dụ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 24: Lượm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 6 siêu ngắn Cánh diều

    Xem thêm