Bài tập tự luyện văn bản "Con rồng cháu tiên"
Bài tập tự luyện văn bản "Con rồng cháu tiên"
Bài tập tự luyện văn bản "Con rồng cháu tiên" gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Bài tập tự luyện môn ngữ văn 6 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức về nội dung, nghệ thuật cũng như ý nghĩa truyền thuyết con rồng cháu tiên. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Truyền thuyết có những yếu tố như thế nào?
A. Những yếu tố thật, gắn liền với đời sống
B. Những yếu tố hoang đường, tưởng tượng, kỳ ảo.
C. Những yếu tố mang tính phóng đại, khoa trương.
D. Những yếu tố li kì, hấp dẫn, mang tính châm biếm.
Câu 2: Truyền thuyết thể hiện điều gì của nhân dân ta?
A. Thể hiện những nhận xét, đánh giá về sự kiện, nhân vật lịch sử được kể.
B. Thể hiện những điều tưởng tượng độc đáo của nhân dân ta.
C. Thể hiện sự giải thích về những truyền thống của dân tộc Việt Nam.
D. Thể hiện cái nhìn của nhân dân ta về các sự việc trong đời sống.
Câu 3: Truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên" thuộc thể loại gì?
A. Nghị luận B. Truyền thuyết C. Tự sư D. Miêu tả
Câu 4: Truyện "Con Rồng Cháu Tiên" thuộc:
A. Những câu chuyện truyền thuyết đầu thời đại Hùng Vương.
B. Những câu chuyện truyền thuyết thời đại Hùng Vương.
C. Những câu chuyện cổ đầu thời đại Lê Sơ.
D. Những câu chuyện cổ thời đại Lê Sơ.
Câu 5: Lạc Long Quân và Âu Cơ thuộc dòng dõi như thế nào?
A. Lạc Long Quân: con Thần Nông, thuộc gióng tiên; Âu Cơ: con thần biển, thuộc nòi rồng.
B. Lạc Long Quân: con Thần Nông – tầng lớp nông dân; Âu Cơ: con thần biển – tầng lớp ngư dân.
C. Lạc Long Quân: con thần biển, thuộc gióng tiên; Âu Cơ: con Thần Nông, thuộc nòi rồng.
D. Lạc Long Quân: con thần Long Nữ, thuộc nòi rồng; Âu Cơ: con Thần Nông, thuộc giống tiên.
Câu 6: Việc Lạc Long Quân và Âu Cơ kết hôn có ý nghĩa gì?
A. Họ kết hôn cùng nhau nghĩa là thần tiên đều có thể sánh duyên cùng nhau.
B. Họ kết hôn cùng nhau nghĩa là có điều kì diệu xảy ra.
C. Họ kết hôn cùng nhau nghĩa là những vẻ đẹp của thần tiên được hòa hợp.
D. Họ kết hôn cùng nhau nghĩa là họ yêu nhau thực sự.
Câu 7: Âu Cơ sinh ra trăm người con như thế nào?
A. Cao to, vạm vỡ. B. Khỏe mạnh, đẹp đẽ, lớn nhanh như thổi.
C. Khôi ngô, tuấn tú. D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Hai người chia con như thế nào?
A. 50 con xuống biển, 50 con lên non.
B. 100 con theo Long Quân xuống biển, Âu Cơ ở lại một mình.
C. 75 con theo Long Quân xuống biển, 25 con theo Âu Cơ lên non.
D. 100 con cùng ở lại với Âu Cơ.
Câu 9: Vì sao hai người không thể chung sống cùng nhau?
A. Vì hai người không còn yêu nhau.
B. Vì Lạc Long Quân nhớ mẹ, nhớ nhà.
C. Vì Âu Cơ sinh con kỳ lạ nên Lạc Long Quân sợ hãi.
D. Vì Lạc Long Quân vốn quen sống dưới biển, không thể ở cạn hoài được.
Câu 10: Người con trai trưởng theo Âu Cơ lên ngôi vua và lấy hiệu là:
A. Lê Hoàng B. Hùng Vương C. Lê Lợi D. Hào Hùng
Câu 11: Truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên" có nghệ thuật gì đặc sắc trong những nghệ thuật sau:
A. Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian.
B. Sử dụng ngôn ngữ đối thoại tài tình.
C. Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh, sử dụng yếu tố tưởng tượng kì ảo.
D. Xây dựng hình tượng nhân vật oai hùng.
Câu 12: Ý nghĩa văn bản "Con Rồng Cháu Tiên":
A. Ca ngợi truyền thống yêu nước, yêu thương con người của dân tộc ta.
B. Truyện kể ca ngợi nguồn gốc cao quý và ý nguyện đoàn kết gắn bó của của dân tộc ta.
C. Ca ngợi truyền thống đoàn kết, bền vững và thống nhất của dân tộc ta.
D. Truyện ca ngợi ý chí, sức mạnh phi thường của nhân dân ta thời đại Hùng Vương.
Câu 13: Yếu tố tưởng tượng kì ảo là gì?
A. Là những yếu tố có thật nhưng có chút hư cấu.
B. Là những yếu tố kì lạ, có thật trong cuộc sống.
C. Là những yếu tố không có thật, mang tính chất hoang đường.
D. Là những yếu tố không có thật nhưng lại có lý.
Câu 14: Truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên" gồm những nhân vật nào?
A. Lạc Long Quân, Âu Cơ và những đứa con.
B. Lạc Long Quân, Âu Cơ, thần Long Nữ.
C. Lạc Long Quân, Âu Cơ, thần Long Nữ và Thần Nông.
D. Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Câu 15: Truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên" muốn nói lên điều gì?
A. Tất cả những con người Việt Nam đều là anh em một nhà, đều cùng một mẹ sinh ra.
B. Tất cả những con người Việt Nam đều là những người xa lạ, mỗi người một phương, không ai quen ai.
C. Tất cả những con người Việt Nam đều thuộc những dân tộc khác nhau, cùng sống trên một đất nước.
D. Tất cả những con người Việt Nam đều là con cháu của thân Long Nữ, của Thần Nông.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Hãy trình bày nguồn gốc, hình dáng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Câu 2: Qua câu chuyện, ông cha ta muốn giáo dục với chúng ta điều gì?
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Câu 3: Học xong tác phẩm, em hiểu người Việt Nam có nguồn gốc như thế nào?
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Câu 4: Nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về ý nguyện mà ông cha ta muốn nhắn nhủ qua truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên".
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 2 3 4 5 6 7 8 | B A C A D C B A | 9 10 11 12 13 14 15 | D B C B C D A |
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Hãy trình bày nguồn gốc, hình dáng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
- Lạc Long Quân: con thần biển, có nhiều phép lạ, có sức mạnh phi thường, diệt yêu quái giúp dân.
- Âu Cơ: con Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên, cây cỏ.
Câu 2: Qua câu chuyện, ông cha ta muốn giáo dục với chúng ta điều gì?
- Lòng tôn kính, tự hào về nòi giống Rồng Tiên.
- Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- Đoàn kết, gắn bó nhau.
Câu 3: Học xong tác phẩm, em hiểu người Việt Nam có nguồn gốc như thế nào?
→ Là con cháu của vua Hùng, cùng nở ra từ bọc trăm trứng, cùng thuộc nói giống Rồng Tiên.
Câu 4: Nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về ý nguyện mà ông cha ta muốn nhắn nhủ qua truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên".
1/ Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
2/ Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người chung một nước phải thương nhau cùng
3/ Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
→ Yêu thương lẫn nhau.
4/ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
5/ Một cây làm chẳng nên non
6/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
→ Đoàn kết, gắn bó nhau.
7/ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày Giỗ Tổ tháng ba mùng mười
→ Biết ơn các vị vua Hùng đã có công dựng nước và phát triển đất nước.
8/ ...............................