Soạn bài Ngữ Văn lớp 6: Câu trần thuật đơn không có từ là trang 118 SGK
Câu trần thuật đơn không có từ là
Soạn bài Ngữ Văn lớp 6: Câu trần thuật đơn không có từ là trang 118 SGK được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 giúp các em học sinh ôn tập, từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.
Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 5 - Văn tả cảnh
Soạn bài luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
Soạn bài Ngữ văn lớp 6: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường
Soạn bài Câu trần thuật đơn không có từ là
Bài tham khảo 1
Câu 1: Đọc các câu trong mục I.SGK và trả lời các câu hỏi sau:
1. Xác định chù ngữ vị ngữ trong câu trên.
2. Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?
3. Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau đây điền vào trước vị ngữ của các câu trên: Không, không phải, chưa, chưa phải.
Trả lời:
1. Chủ ngữ, vị ngữ của các câu:
a) Phú ông / mừng lắm.
CN VN
b) Chúng tôi / tụ hội ở góc sân.
CN VN
2. Vị ngữ của các câu đã cho do các từ ngữ sau tạo thành:
- Cụm tính từ: Mừng lắm
- Cụm động từ: Tụ lại ở góc sân.
3. Có thể thêm các từ ngữ phủ định:
a) Phú ông không mừng lắm.
b) Chúng tôi không tụ hội ở góc sân.
Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu văn trong mục II. SGK- tr 119 và trả lời các câu hỏi:
1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu.
2. Chọn trong hai câu đã dẫn một câu thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây. Giải thích vì sao em chọn câu này mà không chọn câu khác.
Ấy là vào đầu mùa hè một năm kia. Buổi sáng tôi đang đứng ngoài cửa gặm mấy nhánh cỏ non ăn điểm tâm. Bỗng (...) tay cầm que, tay xách cái ống bơ nước. Thấy bóng người, tôi vội lẩn xuống cỏ, chui nhanh về hang.
Trả lời:
1. Chủ ngữ và vị ngữ của các câu:
a) Đằng cuối bãi, hai cậu bé con / tiến lại.
CN VN
b) Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu bé con.
CN VN
2. Chọn câu b để điền vào chỗ trống. Lí do: Hai cậu bé con lần đầu tiên xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa hai cậu bé con lên đầu câu thì có nghĩa là những nhân vật đó đã được từ trước
Bài tham khảo 2
I. Đặc điểm
1. Xác định C – V.
a. Phú ông (c) mừng lắm (v)
b. Chúng tôi (c) tụ hội (v) ở góc sân.
2.
- Vị ngữ a do cụm tính từ tạo thành
- Vị ngữ b do một động từ tạo thành
- Xem Ghi nhớ trang 119.
3.
a. Phú ông chưa (chưa phải) mừng lắm.
b. Chúng tôi không (không phải) tụ hội ở góc sân.
II. Câu miêu tả và câu tồn tại.
1.
a. Hai cậu bé con (c) tiến lại (v)
b. Chủ ngữ bị đảo ngược so với a.
2. Ta chọn b.
III. Luyện tập
1. Xác định C – V và nội dung câu
a.
- Bóng tre (c) trùm lên (v) -> Câu miêu tả (MT)
- Thấp thoáng (v) mái đình (c) -> Câu tồn tại (TT)
- Ta (c) giữ gìn (v) -> (MT)
b.
- Có cái hang (v) dế choắt (c) -> (TT)
- Dế choắt (c) là tên (v) -> (MT)
c.
- Tua tủa (v) những mầm măng (c) -> TT.
- Măng (c) trồi lên… (v) -> MT
2. Trường em nằm ở trung tâm thành phố. Giữa những tòa nhà khổng lồ và chọc trời. Trường học chúng em là một tòa nhà lót thảm vào khối kiến trúc ấy, cho nên nó gọn gàng xinh xắn. Mỗi sáng đi học, từ xa em đã thấy ánh bình minh thoa màu hồng phấn lên cả bức tường chính đông.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Dưới đây là bài soạn Câu trần thuật đơn không có từ Là bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 6: Câu trần thuật đơn không có từ Là
Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 6 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 6 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới