Bài văn mẫu lớp 6 số 1 đề 2: Em hãy kể tóm tắt truyện Sự tích Hồ Gươm

Em hãy kể tóm tắt truyện Sự tích Hồ Gươm

VnDoc xin giới thiệu cho các bạn Bài văn mẫu lớp 6 số 1 đề 2: Em hãy kể tóm tắt truyện Sự tích Hồ Gươm nhằm giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất cho các bài kiểm tra, thi giữa học kì, thi học kì hay những kì thi quan trọng khác. Chúc các bạn học tập tốt và có điểm cao trong các kì thi sắp tới.

Bài văn mẫu lớp 6 số 1 đề 1: Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) Bằng lời văn của em

Văn mẫu lớp 6: Bài văn tả cô giáo của em

Văn mẫu lớp 2: Tả về một người thân của em

Bài tham khảo 1

Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá lên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp mội thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Bài tham khảo 2

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.

Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.

Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thận, hôm đó thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thây có hai chữ "Thuận Thiên".

Một lần đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh. Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sống của nghĩa quân khá hơn. Thế chủ động tấn công ngày một cao, chẳng mấy chốc đất nước ta quân thù sạch bóng. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng tiên ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuất hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho Rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lận xuống nước.

Gươm và rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay là hồ Hoàn Kiếm.

Bai tham khảo 3

Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để đuổi quân Minh.

Lê Thận đã kéo được lưỡi gươm sau ba lần thả lưới. Sau khi tham gia nghĩa quân, Lê Lợi đến nhà Thận và thấy thanh gươm tự dưng sáng rực với hai chữ "Thuận Thiên".

Lê Lợi bị giặc đuổi, thấy chuôi gươm thần phát sáng trên cây đa, ông lấy về tra vào lưỡi thì vừa khít.

Từ đó nhờ gươm thần mà quân ta chiến thắng kẻ thù giòn giã, giải phóng được đất nước.

Sau khi đuổi được giặc Minh, vua Lê Lợi đi dạo hồ Tả Vọng gặp Rùa Vàng hiện lên đòi lại gươm. Lê Lợi trả gươm, Rùa Vàng lặn xuống nước.

Từ đó hồ được đổi tên là Hồ Gươm (hoặc hồ Hoàn Kiếm).

Bài tham khảo 4

Vào thời giặc Minh đô hộ nước Nam, chúng coi nhân dân ta như cỏ rác, hành hạ, bốc lột nhân dân rất dã man. Lúc đó, ở vùng Lam Sơn có một đoàn quân khởi nghĩa do Lê Lợi đứng đầu đã đứng lên chống giặc Minh nhưng do thế lực còn yếu nên nhiều lần thất bại.

Khi đó gươm thần được Đức Long Quân sai lên giúp nghĩa quân đánh giặc. Ngài chia gươm làm hai phần gồm chuôi gươm và lưỡi gươm. Lưỡi của thanh gươm được đặt ở dòng sông mà người đánh cá Lê Thận, người được Đức Long Quân chọn, hay lui tới quang lưới. Một nữa kia đặt trong rừng đợi khi Lê Lợi tới lấy. Và cứ như vậy mọi việc diễn ra theo đúng dự tính của Đức Long Quân.

Một đêm nọ, Lê Thận thả lưới ở vùng song đó. Đức Long Quân khéo léo đưa gươm vào trong lưới của Lê Thận. Thấy lưới nặng, Lê Thận liền kéo lên nhưng không nhận ra đó là lưới gươm quý mà lại tưởng là một thanh sắt nên thất vọng quăng xuống nước. Lê Thận thả lưới lần thứ hai ở một nơi khác. Long Quân lại bơi đến và đưa gươm vào lưới, thấy luới nặng Lê Thận lại kéo lên. Lần này, chàng tròn mắt ngạc nhiên khi quăng lưới ở một chỗ rất xa, nhưng kỳ lạ thay, vẫn kéo lên thanh sắt đó. Lê Thận chần chừ nhưng vẫn không giữ lại mà vứt xuống và thả lưới lần thứ ba, tự nhủ: "chắc trời tối quá nên mình nhìn nhầm thôi mà". Đến khi kéo lên vì thấy vẫn là thanh sắt đó thì chàng quá đỗi ngạc nhiên, tự nhủ đây không còn là sự tình cờ nữa, liền mang ra chổ sáng xem thì nhận ra đó là một lưỡi gươm sáng, Chàng quyết định đem về nhà. Sau khi nhận được gươm, Lê Thận như được tiếp thêm sức mạnh và chàng quyết định tham gia vào nghĩa quân của Lê Lợi. Lê Thận chiến đấu rất hăng hái, gan dạ, không sự hiểm nguy. Một hôm Lê Lợi cùng một số người đến thăm nhà Lê Thận. Ngôi nhà nhỏ bé và tối nhưng bỗng nhiên, từ góc nhà, hai chữ "Thuận Thiên" khắc trên lưỡi gươm sáng bừng lên, lấp lánh. Thấy gươm tự nhiên phát sáng, mọi người rất ngạc nhiên, tò mò. Chủ tướng Lê Lợi đã đến tận nơi và nâng lưỡi gươm lên ngăm nghía. Mọi người trầm trồ trước vẻ đẹp của lưỡi gươm nhưng vẫn không biết đó là gươm thần.

Một lần trong khi bị giặc đánh đuổi, Nghĩa quân mỗi người chạy một ngả. Riêng Lê Lợi chạy vào rừng, để đánh lạc hướng giặc, Lê Lợi trèo lên một cây cao, tán lá sum sê. Quân giặc không nhìn thấy nên bỏ đi. Khi chúng đi khỏi, Lê Lợi tụt xuống, tính sẽ trở về thăm dò tình hình quân ta. Khi đi qua một bụi cây, thấy một ánh sáng lạ phát ra, Lê Lợi trèo lên thì bắt được một chuôi gươm nạm ngọc. Ông nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận nên mang chuôi gươm về. Vài ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người trong đó có Lê Thận, ngài nói:

- Ta nhặt được một chuôi gươm nạm ngọc quá giá, rất xứng với lưỡi gươm mà Lê Thận đã nhặt được. có lẽ đây là vật báu trời đã ban cho nghĩa quân chúng ta.

Lê Lợi kể cho mọi người nghe tường tận chuyện đã xảy ra hôm trước. Rồi đem lưỡi gươm tra với chuôi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm thần lên nói với Lê Lợi:

- Đây quả là ý trời phó cho minh công làm việc lớn. Thanh gươm này là sức mạnh tập hợp từ vùng sông nước đến rừng núi, từ miền xuôi đến miền ngược. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình để báo đền Tổ Quốc.

Từ khi có thanh gươm nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, Thanh gươm tung hoành khắp các trận địa, tiêu diệt hàng ngàn quân địch, làm quân Minh bạt vía. Nghĩa quân không phải trốn tránh và ăn uống khổ sở như trước nữa mà còn no đủ và xông pha đi tìm giặc. Uy thế, tiếng tăm của nghĩa quân đánh cho đến khi đất nước không còn bóng quân giặc, nhân dân được hưởng thái bình, yên ấm.

Một năm sau, trong một lần Lê Lợi, bấy giờ đã là vua, đi vãn cảnh ở hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng tiến đến thuyền rồng của nhà vua và cất tiếng nói:

- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân.

Nhà vua hết sức ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của Rùa Vàng và khi hiểu sự tình, nhà vua nói:

- Đất nước được thái bình như ngày hôm nay, đúng là nhờ sự giúp đỡ của Long Quân. Xin đa tạ!

Nhà vua tháo thanh gươm luôn mang theo mình và kính cẩn dâng cho Rùa Vàng. Rùa Vàng nhanh chóng đỡ lấy thanh gươm, ngậm vào miệng rồi lặn xuống nước trở về Thủy cung.

Từ đó hồ Tả Vọng – nơi chứng kiến sự trở về của thanh gươm được mang một cái tên trang trọng: Hồ Gươm.

Đánh giá bài viết
23 3.569
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm