Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 21: Phương pháp tả cảnh

Giải bài tập Ngữ văn bài 21: Phương pháp tả cảnh

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 21: Phương pháp tả cảnh là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp các bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Phương pháp tả cảnh

I. Kiến thức cơ bản

• Muốn tả cảnh cần:

- Xác định được đối tượng miêu tả;

- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;

- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.

• Bố cục bài tả cảnh thường có ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả;

- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự;

- Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.

II. Tìm hiểu câu hỏi phần bài học

Phương pháp viết văn tả cảnh

1. Đoạn 1:

a) Đọc văn bản

Những động tác thả sào, rút sào rộn ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

(Võ Quảng)

b) Trả lời câu hỏi

Qua hình ảnh nhân vật ta có thể hình dung được cảnh sắc của khúc sông vì:

- Hành động của nhân vật gấp gáp, khẩn trương.

- Sức lực của nhân vật được bộc lộ tối đa.

- Tư thế của nhân vật hiên ngang dũng mãnh.

2. Đoạn 2:

a) Đọc văn bản

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây được mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

(Đoàn Giỏi)

b) Trả lời câu hỏi

+ Đoạn văn miêu tả sự hùng vĩ của dòng sông Năm Căn và rừng đước vô tận bạt ngàn.

+ Thứ tự miêu tả - Từ hẹp ra rộng (Thoát khỏi kênh Bọ Mắt ra Cửa Lớn)

- Từ lòng sông lên bờ sông (cá bơi hàng đàn cây đước mọc dài theo bãi).

3. Đoạn 3: Văn bản "Lũy làng" của Ngô Văn Phú

* Bố cục của văn bản: Gồm 3 phần - Phần một (Từ đầu đến màu của lũy): Giới thiệu về lũy làng.

- Phần hai (tiếp đến lúc nào không rõ): Miêu tả các lớp của lũy làng và vẻ đẹp của nó.

- Phần ba (còn lại): Cảm nghĩ của tác giả về loài tre.

* Tóm tắt theo dàn ý

- Mở bài: Tác dụng, kết cấu, màu sắc của lũy làng.

- Thân bài:

+ Miêu tả về lũy ngoài cùng: Loại tre to, ngoằn ngoèo, cành rậm truyền từ đời này qua đời kia, khép kín, thành bức tường bằng tre.

+ Miêu tả lũy giữa: Lũy giữa cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng.

+ Miêu tả lũy trong cùng: Dáng cây thẳng tắp. Khi đến mùa đổ lá rất đẹp, đặc biệt là sau những trận mưa rào.

- Kết bài: Miêu tả những mầm măng, ngợi ca tình mẫu tử của loài tre.

* Nhận xét về thứ tự miêu tả: Miêu tả theo thứ tự: Từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể.

III. Hướng dẫn luyện tập.

Câu 1. Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.

Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn có thể theo thứ tự thời gian:

Đầu giờ – giữa giờ – cuối giờ

Hoặc chia ra làm hai mảng:

Hành động, thái độ của thầy giáo – Hành động, thái độ của học sinh.

Câu 2: Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.

Nên theo thứ tự thời gian

  • Trước giờ ra chơi → - Cảnh lớp học
  • Trong giờ ra chơi → - Cảnh sân trường
  • Sau giờ ra chơi → - Các trò chơi của các bạn học sinh.

* Đoạn văn tham khảo:

Trước giờ ra chơi sân trường im lìm, vắng ngắt chỉ có tiếng lá khô cựa mình khe khẽ. Thỉnh thoảng có vài bóng người lạc qua rồi mất hút.

Ba hồi trống náo nức vang lên “Tùng... tùng... tùng” sân trường như oà vỡ, từ các cánh cửa từng đám học sinh tuôn ào, tiếng nói, tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới náo động khắp không gian. Đám thì nhảy dây, đám thì đá cầu, đám thì ú tim đuổi bắt, bịt mắt bắt dê. Một số bạn nữ nhu mì hơn ngồi đọc truyện hay tán gẫu say sưa.

Bỗng một hồi trống vang lên giòn giã, các bạn học sinh đang chơi đều dừng lại bước nhanh về cửa lớp, tiếng ồn ào nhỏ dần nhỏ dần rồi tắt hẳn. Sân trường không một bóng người, chỉ còn nghe tiếng giảng bài của các thầy cô giáo.

Câu 3: Nêu dàn ý bài “Biển đẹp”..

- Mở bài: Chính là tiêu đề của tác phẩm “Biển đẹp”.

- Thân bài (Từ đầu đến lúc đăm chiêu gắt gỏng):

+ Vẻ đẹp của biển lúc buổi sáng.

+ Biển vào lúc buổi chiều.

+ Vẻ đẹp của biển vào ngày mưa rào.

+ Vẻ đẹp của biển vào buổi nắng sớm mờ.

+ Vẻ đẹp của biển vào buổi chiều lạnh nắng tắt sớm.

+ Vẻ đẹp của biển vào chiều tàn.

+ Vẻ đẹp của biển vào xế trưa.

+ Sự đổi thay màu sắc của biển theo thời tiết và thời gian.

- Kết bài (phần còn lại).

Cảm nghĩ của nhà văn và nêu lên cội nguồn làm nên vẻ đẹp của biển.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 21: Chương trình địa phương - Rèn luyện chính tả

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 21: So sánh (tiếp theo)

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 21: Vượt thác của Võ Quảng

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 6 siêu ngắn Cánh diều

    Xem thêm