Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 20: Bức tranh của em gái tôi

Giải bài tập Ngữ văn bài 20: Bức tranh của em gái tôi

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 20: Bức tranh của em gái tôi là tài liệu tham khảo hay được Vndoc.com sưu tầm, giúp các bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Bức tranh của em gái tôi

I. Kiến thức cơ bản

- Tác giả: Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. “Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đoạt giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong.

B - Tác phẩm: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.

II. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản

Câu 1. Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.

Người anh thường rất hay khó chịu vì tính trục lợi các đồ vật, hay bôi bẩn lên mặt mình và bí mật làm một việc gì đó với các lọ xanh, đỏ, vàng... của cô em gái Kiều Phương mà anh trai thường gọi là Mèo.

Bí mật về những việc làm của Mèo bị phát hiện khi chú Tiến Lê đến chơi. Những bức tranh của Mèo khiến chú Tiến và ba mẹ sửng sốt, sung sướng. Nhưng người anh lại thấy mình bị đẩy ra ngoài – trở nên xét nét, cau có với người em.

"Cho đến một ngày bé Phương được giải nhất trong cuộc thi vẽ quốc tế. Cả nhà cùng đến phòng tranh để ngắm bức tranh của bé Phương, người anh đã rất ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ, khi đứng trước bức tranh của người em vẽ về mình bởi tâm hồn và lòng nhân hậu của người em.

Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính? Truyện được kể theo lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

a) Nhân vật chính của truyện

- Cả hai anh em Kiều Phương đều là nhân vật chính của câu chuyện.

- Xét về phương diện thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, thì câu chuyện chủ yếu bộc lộ tâm trạng của người anh. Nhân vật anh là nhân vật trung tâm của câu chuyện.

b) Ngôi kể của nhân vật

- Truyện được kể theo lời lẽ của nhân vật anh, ngôi thứ nhất.

- Tác dụng:

+ Tạo nên sự gần gũi giữa nhân vật và người đọc.

+ Tăng tính thuyết phục, sự chân thật của câu chuyện về sự hối lỗi của người anh.

Câu 3. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật anh.

Trong truyện diễn biến tâm trạng người anh luôn thay đổi qua những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau:

* Khi thấy em gái chế thuốc sẽ

- Cảm giác ban đầu của người anh là rất khó chịu khi thấy người em hay lục lọi các đồ vật một cách thích thú.

- Sau đó là sự coi thường khi tình cờ thấy em gái chế thuốc vẽ “Trời ạ! Thì ra nó chế thuốc vẽ”; Tôi bắt gặp nó, thì ra...”, tôi bí mật... cái giọng điệu kẻ cả của một ông anh nghĩ cô em mình chỉ làm những trò trẻ con nghịch ngợm.

* Khi tài năng của em gái được phát hiện:

- Tâm lí người anh hoàn toàn thay đổi, cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài, mình bất tài – chỉ muốn gục khóc.

- Thay đổi thái độ đối với em: Không chơi thân như trước nữa, hay cáu gắt một cách vô lí.

- Lén xem trộm những bức tranh của em, nhưng không biết cách đánh giá thế nào, trút ra một tiếng thở dài.

* Người anh có tâm trạng và thái độ không thể chơi thân với "em gái như trước kia nữa là vì người anh đang bị “con rắn ghen tị luồn vào tim”, ghen tị vì thấy em giỏi hơn mình, ghen tị vì em định trở thành trung tâm chú ý của mọi người: “Được chú Tiến Lê tặng cho một hộp màu ngoại xịn”; “được bố mẹ hào hứng mua sắm”. Còn mình thì bị bỏ rơi. Điều đó đã làm tâm hồn người anh trở nên nhỏ nhen, đố kị, sẵn sàng bực dọc, tức tối với em mọi lúc.

* Khi đứng trước bức tranh em gáic vẽ về mình:

- Tâm trạng của người anh liên tục có sự thay đổi: Thoạt tiên là ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện sau đó là xấu hổ. Đó là sự diễn biến rất chân thực sinh động.

- Ngỡ ngàng: Vì không ngờ lại có bức tranh ấy, không ngờ em gái lại vẽ về mình.

- Hãnh diện: “vì mình được hoá thân vào tác phẩm nghệ thuật rất đẹp, rất hoàn hảo: “Không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa” mà mình thì không xứng đáng

- “Bức chân dung mà bé Phương vẽ giống như một chiếc gương trong mà người anh soi vào để tìm ra vết nhọ nhưng không phải vết nhọ trên mặt mà đó là sự đố kị, ghen ghét, nhỏ nhen và chính nó làm cho cậu ta đau khổ?”.

(Vũ Dương Quỹ)

Câu 4. Em hiểu thế nào về đoạn kết của truyện (Tôi không trả lời mẹ... lòng nhân hậu của em con đấy)? Qua đó, em nghĩ gì về nhân vật người anh?.

- Cùng đọc lại đoạn văn:

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

- Người anh đã đuổi được con rắn ghen tị trong trái tim mình. Đấy là sự hối lỗi rất chân thành, sâu sắc, nhân vật người anh vì vậy mà trở nên dễ mến, tạo được mối thiện cảm trong lòng bạn đọc.

- Đoạn kết có ý nghĩa giáo dục sâu sắc: Nghệ thuật có sức lay động sâu xa đến tâm hồn con người, tâm hồn có thể cải tạo tâm hồn.

Câu 5. Em có cảm nhận gì về thái độ của cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này?

Điều làm em cảm mến nhất ở cô em gái không phải tài năng hội hoạ mà ở tấm lòng nhân hậu vị tha.

- Trước thái độ cáu gắt, khinh khỉnh của người anh, Mèo ta vẫn cứ hồn nhiên như không.

- Bí mật vẽ bức tranh về chân dung của anh, quả là một quà tặng bất ngờ. Tuy anh đối xử với mình chưa tốt, nhưng bức chân dung về anh lại vô cùng hoàn hảo.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 20: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Đánh giá bài viết
5 432
Sắp xếp theo

    Soạn văn 6 siêu ngắn Cánh diều

    Xem thêm