Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 2: Tìm hiểu chung về Văn bản tự sự
Ngữ văn lớp 6 bài 2: Tìm hiểu chung về Văn bản tự sự
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 2: Tìm hiểu chung về Văn bản tự sự. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 3: Sơn Tinh, Thủy Tinh
Tìm hiểu chung về Văn bản tự sự
I. Kiến thức cơ bản
- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến sự kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
Câu 1. Trong đời sống hàng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi như:
- Bà ơi! Bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!
- Cậu kể cho mình nghe, Lan là người thế nào?
- Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ? v.v...
+ Đó là những điều trong cuộc sống mà người nghe muốn hiểu muốn biết - và người kể phải giải thích sự việc, để đáp ứng yêu cầu của người nghe.
+ Trong những trường hợp trên nếu người trả lời mà kể một câu chuyện không liên quan đến yêu cầu của người hỏi, thì câu chuyện đó sẽ không có ý nghĩa. Vì chưa đáp ứng được yêu cầu muốn biết của người hỏi.
Câu 2. Truyện Thánh Gióng cho ta biết về người anh hùng làng Gióng. Chuyện xảy ra vào đời Hùng Vương thứ 6, người anh hùng đó đã đánh đuổi giặc Ân cứu nước, sau khi đánh giặc xong Gióng đã bay về trời.
+ Truyện Thánh Gióng là truyện ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng vì:
- Chuyện giúp ta hiểu được chiến công và tài năng của vị anh hùng.
- Bày tỏ lòng yêu mến, cảm phục đối với Thánh Gióng.
+ Các sự kiện theo thứ tự trước sau của câu chuyện: Truyện Thánh Gióng là một chuỗi các sự kiện, sự kiện này dẫn đến sự kiện kia và cuối cùng là một kết thúc đầy ý nghĩa: Sự thụ thai kì lạ -> Biểu hiện kì lạ của đứa bé lên ba → Tiếng nói đầu tiên khác thường đòi đi đánh giặc → Sự lớn lên kì lạ -> Sự vươn vai kì lạ → Hành động đánh giặc kì lạ → Hành động bay lên trời kì lạ -> nhà vua và nhân dân nhớ ơn lập đền thờ.
Câu 3. Đặc điểm của phương thức tự sự. (xem phần Ghi nhớ)
III. Luyện tập
Câu 1. Đọc mẩu chuyện “Ông già và thần chết” trả lời câu hỏi
+ Trong truyện này phương thức tự sự được thể hiện bằng một số các sự việc, ta có thể sắp xếp như sau:
Ông già đốn củi mang về → đi xa kiệt sức than thở muốn thần chết mang đi -> thần chết đến ông lão sợ nói tránh muốn thần nhấc hộ bó củi.
+ Câu chuyện này thể hiện lòng ham sống của con người khi vất vả mệt nhọc người ta muốn chết, nhưng khi đối diện với nó người ta cảm thấy sợ hãi.
Câu 2. Bài thơ sau đây có phải là văn bản tự sự không, vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng.
Sa bẫy
Bé Mây rủ mèo con
Đánh bẫy bầy chuột nhắt
Mồi thơm: Cá nướng ngon
Lửng lơ trong cạm sắt.
Lũ chuột tham hoá ngốc
Chẳng nhịn thêm được đâu!
Bé Mây cười tít mắt
Mèo gật gù, rung râu.
Đêm ấy Mây nằm ngủ
Mơ đầy lồng chuột sa
Cùng mèo con đem xử
Chúng khóc ròng xin tha!
Sáng mai vùng xuống bếp:
Bẫy sập từ bao giờ
Chuột không cá cũng hết
Giữa lồng mèo nằm... mơ
(Nguyễn Hoàng Sơn, Dắt mùa thu vào phố)
+ Bài thơ trên là một văn bản tự sự vì nó bao gồm một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng là sự kết thúc đầy ý nghĩa.
+ Kể lại chuyện bằng văn xuôi: Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy chuột nhắt bằng cá nướng để trong cạm sắt. Vì bé nghĩ lũ chuột tham lam sẽ không nhịn được thèm mà chui vào ăn. Bé cười vui vẻ còn chú mèo gật gù rung râu trước sáng kiến tuyệt vời.
Đêm ấy bé Mây nằm ngủ mơ thấy cảnh chuột nhắt chui đầy vào lồng bị sập bẫy, bé cùng mèo đen ra xử, lũ chuột nhắt khóc lóc van xin.
Sáng mai lúc tỉnh dậy bé Mây chạy xuống bếp thấy bẫy sập từ lúc nào, hỡi ơi chẳng thấy con chuột nào cả, chỉ thấy chú mèo đang nằm ở trong lồng sắt.
Câu 3. Hai văn bản sau đây có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?
+ Hai văn bản:
- Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba, và Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược.
+ Cả hai văn bản đều là văn bản tự sự nhưng có sự khác nhau về tính chất. Văn bản thứ nhất là một bản tin, văn bản thứ hai là một
Bài lịch sử.
+ Các sự kiện chính trong hai văn bản:
– Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba.
Thời gian khai mạc -> địa điểm → thành phần tham gia triển lãm → Diễn biến và kết thúc triển lãm.
- Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược.
Nhà Tần thành lập năm 221 TCN -> Năm 218 Tần Thuỷ Hoàng sai tướng Đô Thư đem 50 vạn quân xâm lược Bách Việt → Người Âu Lạc tập hợp nhau để tự vệ, kháng cự lâu dài -> Bỏ tất cả kéo nhau lên rừng sâu chỉ mang theo lương thực, vũ khí, gia súc --> Thục Phán một thủ lĩnh của Âu Lạc được cử ra chỉ huy chiến đấu -> cuộc chống Tần diễn ra nhiều ngày tướng Đồ Thư bỏ mạng -> Khi Tần Thuỷ Hoàng chết, khởi nghĩa nổ ra khắp nơi → Nhà Tần rút quân (208 TCN).
Câu 4. Em hãy kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.
+ Để kể lại câu chuyện này em phải liệt kê chuỗi sự việc diễn ra trong câu chuyện.
+ Chuỗi sự việc đó có thể sắp xếp như sau:
Nguồn gốc xuất thân của Lạc Long Quân -> Nguồn gốc xuất thân của Âu Cơ → Hai người gặp gỡ thành vợ chồng -> Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, nở ra thành trăm người con -> Lạc Long Quân trở về thuỷ cung -> Âu Cơ nhớ thương gọi lên than thở → Hai người chia con 50 lên rừng, 50 xuống biển -> Thành lập nước Văn Lang và thời đại Hùng Vương -> nguồn gốc của người “con Rồng, cháu Tiên”.
Câu 5. Trong cuộc họp lớp đầu năm, Giang đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng, Giang có nên kể vắn tắt thành tích học tập của Minh không?
+ Tất nhiên là Giang rất nên kể vắn tắt thành tích học tập của bạn Minh rồi, có như vậy mới thuyết phục được các bạn vì sao Giang lại bầu Minh làm lớp trưởng.
+ Giang có thể kể thành tích học tập của bạn Minh qua các năm học trước, thái độ học tập, tinh thần giúp đỡ bạn bè v.v.
Mời các bạn tham khảo tiếp giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 2