Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Ngữ văn lớp 6: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Soạn bài Ngữ văn lớp 6: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 giúp các em học sinh ôn tập, từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Bài tham khảo 1

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, so bì với lão Miệng?

- Cô Mắt, Cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì họ nghĩ ai cũng phải làm việc nặng nhọc vất vả quanh năm.

+ Cô mắt phải luôn nhìn.

+ Cậu Tay, cậu Chân phải luôn hoạt động.

+ Bác Tai phải luôn lắng nghe.

- Theo họ lão Miệng không làm gì cả chỉ ngồi ăn không. Vì vậy họ đã kéo nhau đến nhà lão Miệng để so bì và quyết định không làm gì nữa.

Câu 2. Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy con người điều gì?

- Từ khi có cô Mắt, cậu Tai, cậu Tay, bác Tai quyết định không làm gì nữa để mặc cho lão Miệng tự lo lấy mà sống. Hai ngày, ba ngày cả bọn thấy mệt mỏi rã rời không thể cất mình lên được đến ngày thứ bảy cả bọn không thể chịu đựng được nữa đã mệt mỏi họp nhau lại, bác Tai đã chỉ ra sự sai lầm của mọi người và sự vần thiết của lão Miệng. Lão Miệng cũng có công việc của mình: Nhai thức ăn và nhờ có lão Miệng có nhai thức ăn thì mọi người mới khỏe được.

- Ý nghĩa:

+ Truyện mượn các bộ phận cơ thể con người để nói về các tổ chức của con người trong xã hội.

+ Mỗi tổ chức, mỗi con người có một nhiệm vụ và chức năng quan hệ với chặt chẽ, không thể có cái này mà thiếu cái kia.

+ Các tổ chức phải biết tôn trọng và hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển, cũng như mỗi thành viên phải biết gắn bó với tập thể.

II. Luyện tập.

- Định nghĩa truyện ngụ ngôn: Xem chú thích (*) trang 100.

- Những truyện ngụ ngôn đã học:

(1) Ếch ngồi đáy giếng

(2) Thầy bói xem voi

(3) Đeo nhạc cho mèo

(4) Chân, tay, tai, mắt, miệng

Bài tham khảo 2

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Ếch ngồi đáy giếng).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Lập luận của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai xuất phát từ những biểu hiện bề ngoài: Mắt phải nhìn, Tay phải làm, Chân phải đi, Tai phải nghe...Tất cả dường như đều phải phục vụ cho Miệng, và theo họ - Miệng chỉ việc hưởng thụ, chẳng phải làm gì.

2. Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng,... mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện khuyên nhủ con người:

- Mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi mối quan hệ mật thiết với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.

- Sống trong cộng đồng, cần có tinh thần "mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người".

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc lão Miệng tha hồ ngạc nhiên, sửng sốt, sau khi thông báo cho lão Miệng biết, cả bọn kéo nhau ra về.

Một ngày, hai ngày, ba ngày... cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời. Không ai làm nổi việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên, bèn nói rõ phải trái, rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng và lại cho lão ăn như xưa. Ăn xong ai nấy đều khỏe trở lại. Chúng hiểu rằng lão Miệng tuy thế nhưng cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quan đến tính mạng của cả bọn.

Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.

2. Lời kể:

Cần chú ý đến giọng thể hiện đặc điểm các nhân vật tuỳ theo lứa tuổi (căn cứ theo cách gọi: Cô, bác, cậu, lão).

a) Lão Miệng già cả, chậm chạp, ít nói. Lần duy nhất lão nói là để bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy mọi người kéo đến nhà tuyên bố không cho lão ăn nữa.

b) Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay nhanh nhẩu nhưng còn trẻ người non dạ, nói năng vội vàng, hấp tấp, không suy xét kĩ.

c) Riêng bác Tai, giọng thể hiện ở hai lần khác nhau:

- Ban đầu, khi mới nghe chuyện và chưa suy xét kĩ, bác đã vội vàng a dua theo bọn trẻ: "Phải, phải... Bác sẽ đi với các cháu!".

- Khi cả bọn đói lả, sắp chết đến nơi, bác là người đầu tiên nhận ra vấn đề. Bác đã nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay bằng giọng đầy vẻ ân hận: "Chúng ta lầm rồi các cháu ạ... các cháu có đi không?".

3. Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học.

- Về định nghĩa truyện ngụ ngôn (Xem trong bài Ếch ngồi đáy giếng).

- Về tên các truyện ngụ ngôn đã học (Xem lại mục lục và tự thống kê).

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6

    Xem thêm