Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi Cánh Diều

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi Cánh Diều đầy đủ các phần cho các em học sinh cùng tham khảo. Nội dung bài soạn sau đây cho các em học sinh cùng tham khảo, chuẩn bị cho bài học trên lớp đạt kết quả cao.

1. Soạn Bức tranh của em gái tôi phần Chuẩn bị

- Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp,… Chi tiết và lời văn trong truyện rất cô đọng.

- Khi đọc truyện ngắn:

+ Truyện kể về việc người em gái có tài năng hội họa đi dự thi bằng tác phẩm vẽ người anh trai của mình đã đạt giải nhất. Thời gian xảy ra trại thi vẽ quốc tế và địa điểm xảy ra câu chuyện là gian phòng triển lãm tranh, ở nhà.

+ Truyện có những nhân vật: Tôi, em gái tôi – Kiều Phương, bố mẹ, chú Tiến Lê. Nhân vật chính gồm:

  • Tôi: ban đầu khó chịu, xem thường những hành động nghịch ngợm của em gái → khi mọi người phát hiện tài năng của em gái thì tự ti, ghen tị, nhỏ nhen → khi đứng trước bức chân dung thì xấu hổ, trung thực nhận ra hạn chế của bản thân.
  • Kiều Phương: hay lục lọi đồ, thường bôi bẩn lên mặt; có sở thích vẽ tranh và kiên trì theo đuổi đam mê; luôn yêu thương và muốn gần gũi với anh trai; nhân hậu, vị tha và tình cảm trong sáng.

+ Truyện kể theo ngôi kể thứ nhất và có tác dụng trong việc tạo độ tin cậy nơi người đọc, diễn tả được chân thực cảm xúc của nhân vật “tôi”.

+ Truyện nêu lên vấn đề mặc cảm, tự ti trước thành công hay tài năng của người khác. Vấn đề ấy có liên quan đến cuộc sống hiện nay khi mà mọi người cứ liên tục so sánh lẫn nhau nhằm tự dìm bản thân mình xuống chứ không phải là để nhận ra sự thiếu xót để tiếp tục phát triển. Và cá nhân em cảm thấy bản thân cần thay đổi, cần vượt qua sự tự ti đó để khiến mình trở nên tốt hơn.

- Đọc trước truyện Bức tranh của em gái tôi; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Tạ Duy Anh:

+ Nhà văn Tạ Duy Anh sinh ngày 09 tháng 09 năm 1959.

+ Tên khai sinh là Tạ Viết Đăng với các bút danh khác nhau: Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm,…

+ Quê quán: Hoàng Diệu, Chương Mĩ, Hà Tây…

+ Hiện tại ông là hội viên hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1993 và công tác tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

+ Ông là cây bút trẻ trong thời kì đổi mới.

+ Tác phẩm chính: Bức tranh của em gái tôi, Dưới bàn tay vô hình, Vó ngựa trở về,…

+ Giải thưởng: Giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong cho câu truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi,…

2. Soạn Bức tranh của em gái tôi phần Đọc hiểu

a. Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Từ nhan đề và hình minh họa, em có thể đoán nội dung chính của truyện này nói về việc gì?

Gợi ý

Từ nhan đề Bức tranh của em gái tôi và hình minh họa, em có thể đoán nội dung chính của truyện này nói về việc sự việc xảy liên quan tới bức tranh mà cô em gái vẽ.

Câu hỏi trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Người kể câu chuyện ở ngôi nào? Kể về ai?

Gợi ý

Người kể câu chuyện ở ngôi thứ nhất. Kể về người em gái – Kiều Phương – Mèo.

Câu hỏi trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tại sao nhân vật “tôi” lại bí mật theo dõi em gái?

Gợi ý

Nhân vật “tôi” bí mật theo dõi em gái vì phát hiện ra em gái đang nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay – thuốc vẽ.

Câu hỏi trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Phần 2 giúp người đọc hiểu ra điều gì?

Gợi ý:

Phần 2 giúp người đọc hiểu ra được tài năng hội họa của cô em gái.

Câu hỏi trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Chú ý sự thay đổi của nhân vật “tôi” qua tâm trạng, suy nghĩ và hành động ở phần 3.

Gợi ý:

Sự thay đổi của nhân vật “tôi” qua tâm trạng, suy nghĩ và hành động ở phần 3: Từ khó chịu, xem thường những hành động nghịch ngợm của em gái chuyển sang tự ti, ghen tị tài năng, nhỏ nhen gắt lên với mọi lỗi nhỏ của em gái, thường xuyên xem trộm tranh.

Câu hỏi trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Sự việc nào trong phần 4 làm cho câu chuyện tiếp tục hấp dẫn? Hấp dẫn ở chỗ nào?

Gợi ý:

Sự việc cô bé đi thi đạt giải nhất trong cuộc thi quốc tế trong phần 4 đã làm cho câu chuyện tiếp tục hấp dẫn. Hấp dẫn ở chỗ cô bé nhất quyết phải có anh trai cùng đi nhận giải.

Câu hỏi trang 69 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Chú bé trong bức tranh được miêu tả như thế nào?

Gợi ý:

Chú bé trong bức tranh đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Sự suy tư và mơ mộng toát ra từ cặp mắt, tư thế ngồi của mình. Và đó chính là nhân vật “tôi”.

Câu hỏi trang 69 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Chú ý sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi”.

Gợi ý:

Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi”: giật sững người, ngỡ ngàng → hãnh diện → xấu hổ.

b. Câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Truyện kể về việc gì? Hãy tóm tất nội dung câu chuyện trong khoảng 8- 10 dòng.

Gợi ý

Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội họa - Kiều Phương. Cô em gái Kiều Phương có năng khiếu hội họa tiềm ẩn. Người anh trai đặt biệt hiệu cho cô bé là Mèo. Nhờ bé Quỳnh mà chú Tiến Lê - họa sĩ, phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa. Cả nhà đều vui mừng duy chỉ có người anh trai ghen tị, mặc cảm và luôn tìm cách xa lánh em gái. Trong một lần khi em gái đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh với bức tranh anh trai tôi, người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và tự thấy xấu hổ, hối hận về mình.

Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hãy nêu ra một số chi tiết trong văn bản để thấy sự khác nhau giữa tính cách của nhân vật người anh và nhân vật người em (Kiểu Phương).

Gợi ý

Một số chi tiết trong văn bản thể hiện sự khác nhau giữa tính cách của nhân vật người anh và nhân vật người em (Kiều Phương):

- Người em rất hay lục lọi các đồ vật khiến người anh khó chịu vì các đồ không được để yên.

- Nó lao vào ôm cổ tôi nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra.

- Người em hiền từ, nhân hậu, dễ tha thứ khi vẽ tranh về anh mình trong khi anh trai gắt gỏng, cau có với em gái.

Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động, còn nhân vật người anh thường được tác giả chú ý miêu tả tâm trạng. Hãy chỉ ra các chi tiết cụ thể để làm sáng tổ điều đó. Ngôi kể có liên quan gì đến cách miêu tả hai nhân vật đó?

Gợi ý

- Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động:

+ Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra ba bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,... đều do nó tự chế.

+ Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào trong một cái lọ còn bỏ không.

+ Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải".

- Nhân vật người anh thường được tái hiện qua tâm trạng:

+ Tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.

+ Những lúc ngồi bên bàn học tôi chỉ muốn gục đầu xuống khóc.

+ Tôi giật sững người.

+ Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

+ Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá.

- Ngôi kể: rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối hận được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.

Câu 4 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đọc phần 5 và trả lời các câu hỏi:

a) Tại sao người anh “muốn khóc quá”?

b) Câu nói "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" cho em hiểu gì về người anh?

c) Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ cho kết thúc truyện?

Gợi ý

a. Người anh muốn khóc vì cậu cảm thấy ân hận trước những hành động của mình khi nhìn thấy bức tranh vẽ chính mình.

b. Câu nói "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" cho em hiểu rằng thực ra bản chất của người anh không xấu, người anh cảm nhận được tâm hồn và lòng nhân hậu của người em, nhận thấy tình cảm của em gái dành cho mình và từ đó thấy bản thân mình thấy xấu.

c. Điều bất ngờ chính là từ bức tranh của người em gái, về tình cảm của người em dành cho anh, và sự xấu hổ của người anh lúc này.

Câu 5 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Cuối truyện, tác giả viết: “Tôi nhìn như thôi miễn vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì...". Em hiểu nội dung chưa được viết vào dấu ba chấm ấy là những gì? Điều đó thể hiện tâm trạng như thế nào của người anh? Em đã từng có tâm trạng ấy chưa?

Gợi ý

- Cuối truyện, tác giả viết: “Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì...".

- Nội dung của dấu ba chấm: Vậy mà dưới mắt tôi thì lại đối xử với em ấy không ra gì.

- Dấu ba chấm ở đây thể hiện sự nghẹn ngào, không nói nên lời của người anh và qua đó cũng thể hiện sự hối hận của người anh vì đã từng đố kị với em.

- Em đã từng có tâm trạng ấy rồi, đó là khi em hiểu lầm và nghĩ xấu về một người nào đó nhưng thực sự họ lại là một người tốt. Sau đó em đã thay đổi suy nghĩ của mình

Câu 6 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo em, truyện muốn đề cao, ca ngợi điều gì? Điều đó có liên quan đến cuộc sống hằng ngày của mỗi người như thế nào?

Gợi ý

- Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách gợi ra những điều sâu sắc về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người này với người khác trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là tình bạn, tình anh em.

- Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.

Tham khảo bài soạn 2 bộ sách mới khác:

Ngoài phần Soạn văn 6 trên, VnDoc mời các bạn tham khảo thêm Văn mẫu lớp 6Soạn văn 6 ngắn nhất. Các em học sinh còn tham khảo Đề thi học kì 1 lớp 6 Đề thi học kì 2 lớp 6 đầy đủ các môn của Bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường THCS trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
185
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trong Sang
    Trong Sang

    không hay cho lắm


    Thích Phản hồi 26/03/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 6 siêu ngắn Chân trời

    Xem thêm