Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tìm 5 thành ngữ So sánh và đặt câu với chúng

Chúng tôi xin giới thiệu bài Tìm 5 thành ngữ So sánh và đặt câu với chúng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tìm 5 thành ngữ So sánh và đặt câu với chúng

Lời giải:

5 thành ngữ có sử dụng biện pháp so sánh:

- Hôi như chồn.

- Trắng như tuyết.

- Đen như gỗ mun.

- Đỏ như son.

- Yếu như sên.

Đặt câu với các thành ngữ đó:

- Con chó nhà tôi / hôi như chồn.

- Nàng Bạch Tuyết / có làn da trắng như tuyết.

- Mái tóc của Bạch Tuyết / đen như gỗ mun.

- Mẹ tôi / có đôi môi đỏ như son.

- Bạn Hòa / yếu như sên.

1. Khái niệm biện pháp tu từ So sánh là gì?

Khái niệm phép so sánh

Phép so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ phép so sánh

Thư viện hỏi đáp sẽ đưa ra các ví dụ về phép so sánh trong ca dao – tục ngữ, trong thơ ca gồm:

Ví dụ phép so sánh trong ca dao – tục ngữ

Ví dụ 1: Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

So sánh mồ hôi như mưa = > ý nói sự vất vả của người nông dân khi làm nông.

2. Tác dụng của phép so sánh

Giúp nêu bật một khía cạnh, đặc điểm nào đó của sự vật, sự việc trong mỗi trường hợp cụ thể khác nhau

Tăng tính sinh động, hấp dẫn cho cách diễn đạt và hiện tượng, sự vật, hình ảnh

Giúp người đọc và người nghe có thể hình dung, liên tưởng một cách dễ dàng sự vật, sự việc được đề cập đến. Bởi đặc trưng của phép so sánh là lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng, cái không cụ thể, vô hình…

Khiến cho câu văn, câu thơ, cách diễn đạt trở nên bay bổng và thú vị hơn, tránh được sự nhàm chán trong cách diễn đạt

3. Các dấu hiệu nhận biết phép so sánh là gì?

Dấu hiệu nhận biết phép so sánh trong câu văn được thể hiện ở từ so sánh. Bao gồm các từ giống như, ví như, là, như…

Nhận biết phép so sánh còn có thể dựa vào nội dung của câu nói. Nếu nội dung câu văn, câu thơ… thể hiện, so sánh sự tương đồng của 2 sự vật, sự việc thì đó là phép so sánh.

4. Cấu tạo của phép so sánh là gì?

Một phép so sánh thông thường sẽ có cấu tạo là:

Vế A: tên của sự vật, sự việc, con người được so sánh

Vế B: tên của sự vật, sự việc, con người được sử dụng để so sánh với vế A

Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

* Từ so sánh

Ví dụ: Mặt đỏ như gấc. Vế A là “mặt”, từ so sánh là “như”, từ chỉ phương diện so sánh là “đỏ”, vế B là “gấc”

* Tuy nhiên vẫn có một số phép so sánh với cấu tạo không đầy đủ hoặc không tuân theo quy tắc trên. Cụ thể có các trường hợp sau:

Từ so sánh và phương diện so sánh bị lược bỏ, ví dụ :”Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh”.

Từ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ, ví dụ: “Anh em như thể tay chân”. Trong câu ca dao này, vế A là “anh em”, từ ngữ so sánh là “như thể”, còn vế B là “tay chân”. Còn từ chỉ phương diện so sánh không được nêu rõ.

Đảo từ so sánh và vế B lên đầu, ví dụ: “Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng/ Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền”

5. Có những kiểu so sánh nào?

So sánh ngang bằng

Định nghĩa: Kiểu so sánh này được sử dụng để so sánh đối chiếu hai hiện tượng, sự vật, sự việc có điểm chung với nhau. Không những vậy còn giúp hình ảnh hóa hoặc cụ thể hóa các đặc điểm, bộ phận của sự vật, sự việc được so sánh nhằm giúp người đọc, người nghe có sự liên tưởng hình dung dễ dàng hơn.

Các từ so sánh dùng cho kiểu so sánh ngang bằng: Giống, như, tựa như, y như, là…

Ví dụ:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh như tranh họa đồ”

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

So sánh hơn kém

Phép so sánh này được dùng để đối chiếu giữa hai sự vật, sự việc và đặt chúng trong mối quan hệ hơn kém. Từ đó giúp làm nổi bật đặc điểm của sự vật, sự việc còn lại.

Ta có thể dễ dàng chuyển đổi từ biện pháp so sánh ngang bằng thành so sánh hơn kém bằng cách thay thế bằng các từ như chẳng, chưa, không, hơn…

Ví dụ: “Áo rách khéo vá hơn lành vụng may”

* Các biện pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất

So sánh giữa hai sự vật với nhau

Kiểu so sánh này được sử dụng vô cùng rộng rãi, dựa trên khía cạnh tương đồng, điểm chung giữa hai sự vật để đối chiếu so sánh chúng với nhau.

Ví dụ:

Bầu trời tối đen như mực

Cây gạo như một tháp đèn khổng lồ

So sánh giữa vật với người, người với vật

Kiểu so sánh này dựa trên điểm chung của phẩm chất, đặc điểm của người với một sự vật nào đó để so sánh đối chiếu. Từ đó giúp nêu bật phẩm chất, đặc điểm của người được so sánh.

Ví dụ: “Trẻ em như búp trên cành”

Cây tre giản dị thanh cao như con người Việt Nam

So sánh giữa hai âm thanh với nhau

Phép so sánh này đối chiếu hai đặc điểm của hai âm thanh với nhau để giúp nêu bật đặc điểm, phẩm chất của sự vật được đem ra so sánh.

Ví dụ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

So sánh giữa hai hoạt động với nhau

Đây là kiểu so sánh thường gặp trong kho tàng ca dao, tục ngữ. Có tác dụng cường điệu hóa hiện tượng hoặc sự vật được so sánh.

Ví dụ:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Tìm 5 thành ngữ So sánh và đặt câu với chúng. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm