Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lợn cưới áo mới là gì?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lợn cưới áo mới là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Lợn cưới áo mới là gì?

Trả lời:

Lợn cưới áo mới là truyện cười nổi tiếng trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam. Thông qua câu chuyện về hai anh chàng có thói khoe khoang, ông cha ta đã kín đáo phê phán thói khoe khoang, khoác lác, từ đó đặt ra bài học cho con người về cách ứng xử trong cuộc sống.

Lợn cưới áo mới

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm. Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

Truyện Lợn cưới áo mới là một trong những câu truyện dân gian mang tiếng cười hài hước nhẹ nhàng, châm biếm chế giễu những người có tính hay khoe của.

Tính xấu ấy biến họ trở thành trò cười cho thiên hạ. Truyện ngắn gọn kết cấu như màn hài kịch nhỏ kể lại cuộc đua thú vị, bất ngờ giữa hai anh chàng có tính hay khoe. Một anh khoe con lợn cưới bị sổng chuồng và một anh khoe chiếc áo mới may. Tất cả tài sản mang tính phổ biến nhưng hai anh chàng đó lại phô chương thành lớn và mang tính trọng đại.

Anh chàng đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Đó là lúc nhà anh ta có việc lớn, lợn để làm cỗ cưới lại bị sổng mất. Trong lúc nhà đang bận rộn chuẩn bị thì một tình huống tưởng như gây rối loạn tâm lý của người trong cuộc khiến những người có tính thích khoe của cũng không có tâm trí để khoe khoang.

Câu truyện đã tạo ra tình huống hoàn toàn khác với tâm lý người trong cuộc. Khi đi tìm lợn, lẽ ra anh ta chỉ cần hỏi: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không? Hoặc miêu tả rõ con lợn ấy là giống lợn gì, to hay nhỏ, trắng hay đen thì anh ta lại hỏi: Bác có thấy con “lợn cưới” của tôi chạy qua đây không ? Câu hỏi nhấn mạnh thêm từ cưới xét về hoàn cảnh thực tế của anh ta thì thật vô lý, vì từ cưới không phải là từ chỉ đặc điểm của con lợn bị sổng chuồng và cũng không phải là thông tin cần thiết để nói với người được hỏi. Vì người được hỏi không quan tâm đến mục đích con lợn ấy được dùng vào việc gì (đám cưới hay đám tang). Thành ra câu hỏi của anh ta có hai mục đích vừa tìm lợn, vừa khoe của, nhưng mục đích khoe của là chính.

Anh có áo mới cũng vậy thích khoe đến mức may được cái áo, không đợi ngày lễ hay ngày Tết mặc đi chơi mà đem ra mặc ngay để đi khoe. Tính thích khoe này đã biến anh ta thành trẻ con. Nhưng trẻ con thích khoe áo mới là lẽ thường tình bởi chúng hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng, còn nhân vật trong truyện cười này mặc áo mới chỉ với mục đích để khoe của.

Cách khoe của anh ta cũng thật buồn cười, lố bịch: Anh ta nghĩ rằng để khoe áo mới thì cứ hóng ở cửa rồi đợi có ai đi qua người ta sẽ khen. Tính nôn nóng khoe áo mới khiến anh ta đứng từ sáng cho tới chiều, kiên nhẫn chờ đợi để khoe chiếc áo mới may. Nhưng nghịch cảnh là đợi mãi mà chẳng thấy ai hỏi đến thăm anh ta, khiến anh chàng tức tối, đang lúc cụt hứng vì không có ai để mà khoe áo mới thì gặp được anh chàng mất lợn chạy tới hỏi thăm. Mừng như bắt được vàng, anh có áo mới vội giơ ngay vạt áo ra khoe và trả lời rằng: Từ lúc tôi mặc “cái áo mới” này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. Đúng ra, anh ta chỉ cần trả lời có nhìn thấy hay không nhìn thấy con lợn sống chuồng, nhưng anh chàng lại cố tình khoe áo mới cả bằng cả điệu bộ lẫn lời nói. Hành động và lời nói thừa của nhân vật được đẩy tới tột đỉnh bằng nghệ thuật cường điệu hóa, bởi lẽ trên đời này không ai lại khoe của một cách vô duyên và nực cười như anh khoe lợn cưới và anh khoe áo mới.

Đọc truyện từ tiếng cười chúng ta suy ngẫm được nhiều điều:

Trước hết là về hành động, lời nói của nhân vật, tài sản rất tầm thường chỉ là chiếc áo, con lợn mà vẫn thích khoe. Đây chính là đặc trưng của loại người này sự khoe khoang đến phi lí không phù hợp với hoàn cảnh bối cảnh hiện tại. Sự phi lí này mang lại tiếng cười châm biếm thói xấu thích khoe khoang.

Tác giả dân gian đã tạo ra cuộc cạnh tranh gay cấn trong việc khoe của giữa hai nhân vật. Người đi tìm lợn sổng chuồng thì cứ nhấn mạnh là lợn cưới. Người không thấy lợn thì cố đưa thêm cái áo mới của mình vào. Điều trái tự nhiên, không hợp với lẽ thường xuất hiện khiến cho tiếng cười chế giễu vang lên.

Anh áo mới đứng hóng ở cửa, kiên nhẫn chờ đợi suốt từ sáng đến chiều mà vẫn chưa khoe được áo. Đang tức tối thì lại bị anh đi tìm lợn cưới khoe của trước. Anh chàng áo mới cũng không bỏ lỡ cơ hội cả ngày chỉ có một lần để khoe áo mới trước mặt anh lợn cưới.

Kết thúc bất ngờ của truyện tạo cảm giác rất hấp dẫn và thú vị. Tính cách khoe của là thói xấu thường mắc ở những người giàu thích học đòi. Nó biểu hiện qua cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp, trang sức và bài trí nhà cửa phô trương, lố lăng, kệch cỡm.
Tính khoe của là thói xấu của con người nói chung nhưng ở câu truyện này nó lại mang một sắc thái đặc biệt. Nhân vật trong truyện không phải là khoe tài, khoe trí tuệ, học vấn hay công lao đóng góp cũng như địa vị của mình trong xã hội mà là khoe những thứ tầm thường, nhỏ nhặt, chẳng đáng để khoe.

Tính khoe khoang trở thành một thói quen xấu, một nhu cầu xấu người đời có thể gọi là bệnh của người giàu. Bệnh này nặng đến mức không khoe không chịu được, tính xấu này làm cho những người xung quanh khó chịu trở thành đề tài bàn tán, mỉa mai, làm trò cười để thiên hạ mua vui. Câu chuyện mang tình tiết hài dí dỏm "Lợn cưới, áo mới" là một bài học bổ ích cho tất cả chúng ta.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lợn cưới áo mới là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm