Truyện trung đại là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Truyện trung đại là gì?được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Truyện trung đại là gì?

Lời giải:

Truyện trung đại là loại truyện ra đời từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX, là thể loại truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại. Truyện ở đây vừa có tính hư cấu, vừa có loại truyện gần với kí, với sử. Cốt truyện hầu hết còn đơn giản. Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.

1. Truyện trung đại là gì?

Truyện trung đại là loại truyện ra đời từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX, là thể loại truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại. Truyện ở đây vừa có tính hư cấu, vừa có loại truyện gần với kí, với sử. Cốt truyện hầu hết còn đơn giản. Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.

2. Về thể loại

Truyện trung đại Việt Nam gồm có truyện văn xuôi và truyện thơ, trong đó truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán là chủ yếu. Truyện văn xuôi chữ Hán trung đại Việt Nam tồn tại dưới hai dạng chính: truyện ngắn (có dung lượng ngắn, vừa phải) và truyện dài (tiểu thuyết chương hồi).

Truyện trung đại Việt Nam tồn tại và phát triển trong môi trường văn học trung đại có tính quy luật văn, sử, triết bất phân do vậy truyện thường có sự đan xen giữa các yếu tố văn, sử, triết; đan xen giữa tư duy hình tượng với tư duy lí luận, truyện có sự pha trộn cả kí.

3. Về ngôn ngữ – văn tự:

Truyện trung đại hầu hết được sáng tác bằng chữ Hán (Việt điện u linh, Thiền uyển tập anh ngữ lục, Thượng kinh kí sự, Hoàng Lê nhất thống chí…).

Đến thế kỉ XVI, xuất hiện một số tác phẩm viết bằng chữ Nôm (truyện Nôm)

Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX truyện Nôm phát triển rực rỡ (Hoa Tiên, Phan Trần, Truyện Kiều…).

4. Lịch sử hình thành

– Ở thời kì đầu, truyện trung đại có hình thức đơn giản, chủ yếu là sao chép từ văn học dân gian hoặc cải biến theo kiểu “cố sự tân biên” (chuyện cũ viết lại). Bởi vậy, truyện có nhiều yếu tố kì ảo, sử dụng nhiều mô-típ của văn học dân gian như: thụ thai thần kì, xuống thủy phủ, lên trời, diệt yêu quái, người xấu có giọng hát hay…

– Ở những thời kì về sau, truyện trung đại có xu hướng xa dần với kiểu sáng tác văn học dân gian nên yếu tố kì ảo dần mất đi và thay vào đó là những ghi chép phản ánh người thực, việc thực ngày một rõ nét hơn (kí) hoặc các sáng tác văn học hình tượng cũng đã tiến gần đến với chủ nghĩa hiện thực hơn, tuy nhiên các sáng tác này cốt truyện vẫn đơn giản, nhân vật vẫn đơn tuyến và phát triển theo trục thời gian, nhân vật thường được miêu tả qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Truyện trung đại là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 46
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm