Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ

VnDoc xin giới thiệu bài Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích

Câu hỏi: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ

Trả lời:

Từ xưa đến nay, những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ thơ vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp. Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện. Như vậy, với truyện cổ tích Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.

1. Trạng ngữ là gì?

Khái niệm

– Trạng ngữ là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính

– Ví dụ: Mùa thu, trên các con phố, hoa sữa thơm ngào ngạt.

Trong đó: Mùa thu là TN1

Trên các con phố là TN2

Số lượng, vị trí, dấu hiệu nhận biết trạng ngữ

– Số lượng: câu có 1 hoặc nhiều trạng ngữ

– Vị trí:

+ TN thường đứng đầu câu

+ TN có thể đứng giữa câu. Ví dụ: con bìm bịp, bằng chất giọng trầm ấm, ngọt ngào, báo hiệu mùa xuân

+ TN có thể đứng cuối câu. Ví dụ: Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp

– Dấu hiệu:

+ Hình thức: TN thường ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy

+ Ý nghĩa: TN chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích

2. Phân loại trạng ngữ

– TN chỉ thời gian: chỉ thời gian, thời điểm

Câu hỏi: Khi nào? Bao giờ? Mấy giờ

Ví dụ: Mùa hè, ve kêu râm ran

– TN chỉ nơi chốn: địa điểm, vị trí

Câu hỏi: Ở đâu

– TN chỉ nguyên nhân: lý do

Câu hỏi: Vì sao? Do đâu? Tại đâu

– TN chỉ mục đích: mục tiêu hướng tới

Câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì điều gì?

– TN chỉ phương tiện, cách thức

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hằng Nguyễn
    Hằng Nguyễn

    hay lắm

    Thích Phản hồi 16/05/22
    • Ẩn Danh
      Ẩn Danh

      bạn thêm nội dung dài hơn nữa nhé

      Thích Phản hồi 16/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

      Xem thêm