Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chỉ từ là gì?

Chỉ từ là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Chỉ từ là gì?

Trả lời:

Chỉ từ là những từ ngữ chỉ vào sự vật, hiện tượng giúp người đọc người nghe xác định được sự vật trong khoảng không gian hoặc thời gian.

1. Ví dụ về chỉ từ

– Ngôi làng kia là quê hương tôi, nơi tôi sinh ra và lớn lên.

=> Chỉ từ trong câu trên đó là từ “kia”, “nơi”.

– Tôi và An là đôi bạn rất thân chơi với nhau từ nhỏ, có việc gì cũng chia sẻ và giúp đỡ cùng tiến bộ. Hôm nọ, chúng tôi cãi nhau, đó cũng là lần đầu tiên chúng tôi tranh cãi.

=> Chỉ từ trong câu trên sử dụng từ “nọ”, “đó”.

– Bạn Hiền là học sinh giỏi của lớp 6A. Đó cũng là lớp trưởng và người bạn thân thiết nhất của tôi.

=> Chỉ từ trong câu từ “đó”. Chỉ từ này làm chủ ngữ trong câu trên.

Từ đó chúng tôi không còn nói chuyện với nhau nữa.

=> Chỉ từ trong câu “từ đó”. Chỉ từ này làm trạng ngữ của câu.

2. Vai trò của chỉ từ khi dùng trong câu

Chỉ từ là gì và có vai trò như thế nào trong câu là những điều thật sự cần ghi nhớ. Vì khi biết rõ vai trò của chúng, người phân tích mới có đủ cơ sở để phân tích ý nghĩa của chúng trong câu. Từ đó giúp làm sáng tỏ hàm ý mà câu nói muốn thể hiện cho người đọc biết.

Vậy trong câu, chỉ từ có những vai trò như thế nào?

Trước hết, chỉ từ có vai trò là phụ ngữ trong cụm danh từ.

Ví dụ: Ngôi nhà đó từ trước đến nay luôn mang danh là giàu nhất làng.

Trong câu này, từ “đó” là chỉ từ có vai trò phụ ngữ đứng sau và bổ nghĩa cho danh từ “Ngôi nhà”. “Đó” chỉ vào ngôi nhà và giúp xác định sự vật ngôi nhà theo không gian câu nói.

Thứ hai, chỉ từ có vai trò làm trạng ngữ trong câu.

Ví dụ: Bữa kia, ba tôi bắt được con cá lóc rất to ở ngoài đồng.

Trong câu này, từ “kia” là chỉ từ đóng vai trò trạng ngữ bổ nghĩa thời gian cho “Bữa kia”.

Thứ ba, chỉ từ có vai trò làm chủ ngữ trong câu.

Ví dụ: Đấy không phải là thứ tôi cần.

Trong câu này, từ “Đấy” vừa là chủ ngữ, vừa là chỉ từ trỏ sự vật xác định theo không gian câu nói.

3. Các cách dùng chỉ từ trong câu

Chỉ từ là phép tu từ được dùng phổ biến trong câu. Nhất là trong các hoàn cảnh giao tiếp người nói muốn nhấn mạnh vào ý nghĩa câu nói của mình. Bên cạnh đó, chỉ từ cũng thường xuất hiện và vận dụng linh hoạt trong nhiều thể loại văn chương khác nhau.

Chỉ từ dùng trong các tình huống hội thoại, giao tiếp đời sống

Ví dụ:

+ Có phải em học ở ngôi trường đó không?

Chỉ từ “đó” vai trò làm cụm danh từ

+ Ngày nọ, ba chị em tôi được dì 5 tặng cho rất nhiều quà.

Chỉ từ “nọ” có vai trò làm trạng ngữ

+ Cô gái kia xinh đẹp nhất xóm này.

Chỉ từ “kia” có vai trò làm chủ ngữ

Chỉ từ là phép tu từ dùng trong văn chương

Ví dụ:

+ Đấy vàng, đây cũng đồng đen

Đấy hoa thiên lý, đây sen Tây Hồ. (Ca dao)

Chỉ từ “đấy, đây” vừa làm chủ ngữ, vừa giúp định vị sự vật trong không gian biểu đạt.

4. Bài tập ứng dụng phân tích cách dùng chỉ từ là gì trong câu

Bài tập 1. Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau

Câu 1. Chỉ từ là gì?

  1. Những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong thời gian và không gian.
  2. “chỉ định”, “chỉ trỏ”. “trỏ vào” sự vật, sự định vị
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 2. Chỉ từ “này, kia, ấy, nọ” dùng để chỉ

  1. Định vị thời gian
  2. Định vị không gian
  3. Định vị khoảng cách
  4. Cả B và C

Câu 3. “Làng ấy về sau được gọi là làng Cháy”, chỉ từ trong câu này là gì?

  1. Làng
  2. Làng Cháy
  3. Ấy
  4. Được

Bài tập 2. Xác định chỉ từ trong câu và phân tích chức vụ, ý nghĩa của những chỉ từ đó

1.1. Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. (Sự tích Hồ Gươm)

1.2. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. (Con Rồng Cháu Tiên)

1.3. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiêng vương. (Bánh chưng, bánh giầy)

Bài tập 3. Tìm ra chỉ từ trong các câu dưới đây và cho biết ý nghĩa của chúng

2.1. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công. (Cậu bé thông minh)

2.2. Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. (Ếch ngồi đáy giếng)

2.3. Bà mẹ về nói với Sọ Dừa, nghĩ là com thôi hẳn việc đòi lấy vợ. Không ngờ Sọ Dừa bảo với mẹ rằng sẽ có đủ những thứ ấy. (Sọ Dừa)

Bài tập 4: Viết đoạn văn có chỉ từ

Khu vườn nọ vào một buổi sáng sớm thật trong lành. Những ánh nắng đầu tiên chiếu xuống, lọt qua tán cây, kẽ lá rồi nhảy xuống khu vườn xinh đẹp. Khu vườn này, từ ngày có bàn tay chăm sóc của bà Tư trở nên sạch sẽ và tươi tắn hơn hẳn. Nhìn những khóm hoa đua nhau khoe sắc. Đằng kia, hoa hồng đang nở rộ như chào đón một ngày mới. Bên này, hoa cúc chỉ mới hé nụ hoa đầu tiên như thể đang còn e ấp. Trên cành cây, tiếng chim rộn rã hót như hòa tấu bản giao hưởng đầu tiên.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Chỉ từ là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm