Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Chúng tôi xin giới thiệu bài Nhớ ai bổi hổi bồi hồi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trong câu ca dao

''Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than''

a/ từ bổi hổi bồi hồi là gì?

b/ giải nghĩa từ láy bổi hổi bồi hồi là gì?

c/ phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại?

Trả lời:

a) Từ " bổi hổi bồi hồi" là từ láy đặc biệt vì đây là từ láy toàn bộ

b) " bổi hổi bồi hồi" có nghĩa là đừng ngồi không yên, đang lo lắng, phiền muộn một chuyện gì đó.

c) Phân tích: nỗi nhớ của tác giả được ví như hai vật gần gũi với nhau lửa và than là hai vật mà không thể tách rời, cho thấy nỗi nhớ đó của tác giả cũng như vậy, cũng không thể tách rời, chứng tỏ được tình cảm của tác giả đối với người đó thật sâu nặng, đáng quý.

=> Làm tăng lên được nỗi nhớ thương của tác giả, đồng thời tăng thêm được sự cảm động cho câu ca dao, giúp cho câu thêm phần mới mẻ, diễn tả nỗi xót thương của tác giả.

1. Một số câu ca dao tương tự

Bao giờ Phạm Pháo có đình,

Phương Đê có chợ thì mình lấy ta.

Nỗi nàng khó nói cho ra,

Muốn chia phải trái quan nha cũng hèn

Kìa sông nọ núi Hàm Rồng,

Anh nguyền một tiếng thì lòng em ưng.

Anh muốn trông, anh lên Ba Dội anh trông,

Một Dội anh ngồi, hai Dội anh trông.

Trống thu không ba hồi điểm chỉ,

Anh ngồi anh nghĩ, thở ngắn, than dài.

Trúc nhớ mai, thuyền quyên nhớ khách,

Quan nhớ ngựa bạch, bóng lại nhớ câu

Anh nhớ em đây biết bao giờ được,

Đạo vợ chồng chẳng trước thời sau,

Trăm năm xin chớ quên nhau.

Ước gì ta được quầng thâm

Thì ta làm cỗ mười mâm bánh dày

Bánh chưng cho lẫn bánh dày

Giò hoa chả lụa ta bày lên trên.

Quang nong tám rẻ cho bền

Mượn người cho khỏe gánh lên họ hàng.

Ai biết nước sông Lam răng là trong, là đục

Thì mới biết sống cuộc đời răng là nhục, là vinh.

Thuyền em lên thác xuống ghềnh

Nước non là nghĩa, là tình ai ơi.

Giường đông thiếp bắc sẵn sàng,

Buồng tây mở khóa đợi chàng nam nhi

Xe âm cung vội giục, đò tạo hóa vội đưa

Cảm thương thân bậu đi sớm về trưa một mình

Em đừng bán bạn thuyền quyên

Trăm sợi dây chuyền cũng của anh cho

Kiểng hư để vậy sao đành,

Ra tay sửa kiểng, không thành thì thôi

Ăn chanh ngồi gốc cây chanh,

Lấy anh thì lấy, về Thanh không về

Giở sách ra em sa nước mắt,

Em quên chữ đầu bài vì nhớ đến anh

– Giở sách ra lệ sa ướt sách,

Quên chữ đầu bài vì nhớ đến em

2. Bài văn viết về nỗi nhớ người yêu trong ca dao

Những ai tìm hiểu về ca dao Việt Nam, cũng điều nhận thấy rằng trong cái vốn văn học dân gian giàu có ấy, những câu ca dao về tình yêu là những câu hay nhất, gợi cảm nhất về nội dung và nghệ thuật, vì đã phản ánh những tình cảm chân thật, trong sáng của người bình dân. Và trong tình yêu nồng thắm của họ, nỗi nhớ mong là một biểu hiện tha thiết, được nói ra bằng những lời đẹp đẽ, xuất phát từ đáy lòng của họ

Một chờ, hai đợi, ba trông

Bốn thương, năm nhớ, bảy tám chín mong, mười tìm.

Vì trót yêu, nên đã chờ, đã đợi, đã trông, đã mong, đã nhớ, nói một, hai, ba, bốn… để thấy cồn cào nỗi nhớ mong, chờ đợi. Vì nhung nhớ nên phải đi tìm gặp để thỏa sự yêu thương.

Có một câu ca dao thể hiện sự mong nhớ người yêu đến cháy bỏng:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.

Nỗi nhớ không chỉ “bồi hồi” mà “bổi hổi bồi hồi” nghĩa là bồi hồi ở mức độ cao, do âm thanh luyến láy, kéo dài ra, sục sôi lên tạo nên cảm giác nôn nao không bao giờ dứt. Nỗi nhớ ấy cháy bỏng bỏng tâm can, như lửa đốt trong lòng, rồi tiếp tục âm ỉ, kéo dài rất khốn khổ.

Nỗi nhớ trong bài ca dao sau tuy không da diết bằng nhưng lắng sâu không kém

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai!

Từ “nhớ” ở đây được lặp đi lặp lại bốn lần, tạo nên cảm giác nhớ nhung càng ngày càng tăng. Và người nhớ lại “ra ngẩn vào ngơ”, là cách nói chẻ đôi từ ghép ra, rồi lồng vào các yếu tố của chúng theo kiểu “thành ngữ chéo” (như “non nước xanh biếc” thành “non xanh nước biếc”), cách nói này làm động thái đi ra đi vào, ngơ ngơ, ngẩn ngẩn, phản ánh một tâm trạng bồn chồn không yên lòng. Từ “ai” lại được lặp bốn lần. “Ai” ở đây không phải là đại từ nghi vấn mà là một đại từ phiếm chỉ có ý nghĩa không xác định ai là người nhớ. Cách dùng lặp lại “ai” đó tạo nên ý nghĩa nghệ thuật khác. “Nhớ ai” là nhớ người yêu ở xa, “ai nhớ” là người yêu cũng nhớ lại mình, hai bên đều luôn nhớ nhau; “bây giờ nhớ ai” dường như muốn hỏi hoặc muốn tự hỏi, cứ loanh quanh, luẩn quẩn, đúng là ngẩn ngơ vì nhớ nhung, nhung nhớ.

Còn nỗi nhớ của câu ca dao sau đây thì thật thà hơn, chân chất hơn, nhưng cũng không kém thiết tha:

Nhớ ai nhớ mãi thế này

Nhớ đêm không ngủ, nhớ ngày không ăn

Và nỗi nhớ của câu ca dao sau rất độc đáo:

Nhớ ai như nhớ thuốc lào

Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.

Nỗi nhớ ở đây da diết và dai dẳng, được so sánh với việc nghiện thuốc lào. Sự so sánh vừa bình thường vừa độc đáo. Bình thường vì việc hút thuốc lào là việc rất quen thuộc của người Việt Nam ngày xưa. Nhưng độc đáo vì so sánh nỗi nhớ với cơn nghiện thì trong văn học dân gian không phải dễ tìm.

Câu ca dao này cũng rất đặc biệt. Nói đến nỗi nhớ như một sự vật cụ thể và còn đặc biệt ở chỗ diễn tả nỗi nhớ mà không có từ nhớ nào cả.

Thương em không biết để đâu

Để trong tay áo lâu lâu lại dòm.

Một hình tượng rất ngộ nghĩnh của tình yêu nam nữ: giấu tình yêu vào tay áo vì không biết để chỗ nào, để người ta khỏi nhìn thấy (trong tâm hồn của người đang yêu ấy, cô gái mình yêu thật nhỏ nhắn, nhỏ nhắn nên rất dễ thương). Gần đây nhạc sĩ Trần Tiến đã có một ý tưởng, một lối ví von tương tự trong bài hát “Ngẫu hứng lý qua cầu”: “Anh thấy em nhỏ xíu anh thương” và người con trái đã để tình yêu trong tay áo, “lâu lâu lại dòm” thử xem tình yêu có còn ở đấy hay không. Nỗi nhớ thật dí dỏm, nhẹ nhàng, không một chút cầu kì, nhưng cũng thật thắm thiết dễ thương.

Có một câu ca dao khác nói về tình yêu và nỗi nhớ cũng không có từ “nhớ” nhưng có từ “sờ” để nói lên sự nhớ:

Tình em anh để trên cơi

Nắp vàng đậy lại để nơi giường thờ

Đêm qua ba bốn lần mơ

Chiêm bao thì nhớ, dậy sờ thì không.

Người tình trong câu ca dao được yêu quí và tôn thờ hết mức! Anh con trai luôn luôn mơ thấy người mình yêu suốt năm canh; sau cơn mơ, tỉnh dậy lại đi sờ thử (cái cơi nắp vàng) xem lại để biết là “mơ” hay “thực”.

Nỗi nhớ người yêu trong ca dao Việt Nam chân thật, da diết, đằm thắm biết bao.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Nhớ ai bổi hổi bồi hồi. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm