Các loại danh từ trong tiếng Việt đầy đủ nhất

Chúng tôi xin giới thiệu bài Các loại danh từ trong tiếng Việt đầy đủ nhất được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Các loại danh từ trong tiếng Việt đầy đủ nhất

Trả lời:

Danh từ dùng để chỉ sự vật

Là những từ dùng để mô tả tên gọi, bí danh, địa danh;… của sự vật. Danh từ chỉ sự vật được chia thành 3 nhóm nhỏ là: Danh từ riêng/ chung, danh từ chỉ hiện tượng và danh từ chỉ khái niệm. Cụ thể về các loại danh từ này như sau:

* Danh từ riêng

- Là những danh từ chỉ tên riêng của người, tên gọi của các con đường, của một địa danh hay một sự vật, sự việc cụ thể nào đó,…

- Ví dụ: Hà Nội (tên thành phố), Vịnh Hạ Long (tên địa danh), Hồ Chí Minh (vừa là tên người, vừa là tên đường), Chi Pu (tên người), Sa Pa (tên địa danh),…

* Danh từ chung

- Là những từ chỉ tên gọi hay dùng để mô tả sự việc, sự vật mang tính bao quát, nhiều nghĩa, không có chủ ý nói về việc xác định duy nhất nào cả. Danh từ chung lại được chia thành 2 loại:

+ Danh từ cụ thể: Là danh từ mô tả sự vật mà con người có thể cảm nhận được bằng mọi giác quan như thính giác, thị giác, xúc giác,…. Ví dụ như sấm, chớp, mưa, gió,…

+ Danh từ trừu tượng: Là những danh từ mang tính trừu tượng, không thể cảm giác bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác,… Ví dụ như ý nghĩa, tinh thần,…

* Danh từ chỉ khái niệm

- Là loại danh từ không mô tả trực tiếp sự vật, sự việc một cách cụ thể mà mô tả dưới dạng ý nghĩa trừu tượng. Các khái niệm này được sinh ra và tồn tại trong ý thức con người, không thể vật chất hóa hay cụ thể hóa được. Hay nói cách khác, các khái niệm này “không có hình thù nhất định”, không thể cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan như mắt thấy, tai nghe được,…

* Danh từ chỉ hiện tượng

- Là các hiện tượng do thiên nhiên hoặc do con người sinh ra trong môi trường không gian và trong thời gian nhất định. Danh từ chỉ hiện tượng được chia thành hai nhóm nhỏ, gồm có:

+ Hiện tượng tự nhiên: Là các hiện tượng do tự nhiên sinh ra như mưa, gió, bão bùng, sấm sét,…

+ Hiện tượng xã hội: Là các hành động, các sự việc được hình thành và tạo ra bởi con người, như: sự giàu – nghèo, bùng nổ dân số, chiến tranh, hòa bình,…

- Ví dụ: Sấm, sét là các danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên

Danh từ chỉ đơn vị

- Là các danh từ dùng để chỉ sự vật nhưng có thể xác định được thêm số lượng hoặc trọng lượng. Danh từ này được chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau như:

+ Danh từ dùng để chỉ đơn vị tự nhiên: Thường được sử dụng trong giao tiếp và chỉ số lượng sự vật,… Loại danh từ này còn được gọi là danh từ chỉ loại. Ví dụ như: con, cái, miếng, nắm,…

+ Danh từ dùng để chỉ đơn vị chính xác: Là những đơn vị chính xác dùng để xác định trọng lượng, thể tích, kích thước của vật và nó có độ chính xác tuyệt đối: lít, tấn, tạ, yến, kilogam, mét,…

+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian: Gồm có giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, quý, thập kỷ, thế kỷ,…

+ Danh từ dùng để chỉ đơn vị ước lượng: Loại danh từ này không xác định chính xác số lượng cụ thể, dùng để tính đếm các sự vật tồn tại chủ yếu dưới các dạng như tổ, nhóm, đàn, bó,…

+ Danh từ dùng để chỉ tổ chức: Dùng để chỉ tên của các tổ chức hoặc các đơn vị hành chính như: thôn, xã, quận/ huyện, tỉnh, thành phố, phường,…

1. Danh từ là gì?

Danh từ chỉ sự vật mô tả tên gọi, địa danh, đồ vật, bí danh… Trong mục này chia thành 2 loại chính gồm danh từ chung và danh từ riêng.

2. Chức năng của danh từ

Nhìn chung, danh từ được sử dụng với các mục đích sau:

+ Kết hợp với từ chỉ số lượng đằng trước và từ chỉ định lượng đằng sau hoặc một số từ ngữ khác để tạo nên cụm danh từ. Ví dụ: 3 con lợn, 1 bầy gà,…

+ Trong câu, danh từ có thể đảm nhận chức năng làm chủ ngữ, vị ngữ và tân ngữ cho ngoại động từ.

+ Danh từ được dùng để mô tả hoặc xác định vị trí của vật trong thời gian hoặc không gian xác định.

3. Cụm danh từ là gì?

- Là tổ hợp được tạo thành bởi danh từ + một số từ ngữ khác phụ thuộc nó. Cụm danh từ mang ý nghĩa trọn vẹn, đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn nhưng được dùng trong câu như một danh từ.

- Mô hình của cụm danh từ gồm có: Phần trước – phần trung tâm – phần sau.

- Trong đó: Những phụ ngữ ở phần trước có nhiệm vụ bổ sung ý nghĩa cho danh từ (ở phần trung tâm) về mặt số lượng. Các phụ ngữ ở phần sau thể hiện đặc điểm cho sự vật mà danh từ đang mô tả hoặc biểu thị hoặc cũng có thể xác định vị trí của vật trong phạm vi thời gian, không gian xác định.

- Ví dụ: Những bông hoa, con đường ấy, ngày hôm ấy,…

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Các loại danh từ trong tiếng Việt đầy đủ nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 144
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm