Ví dụ về ẩn dụ?
Ví dụ về ẩn dụ? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Ví dụ về ẩn dụ?
Câu hỏi: Ví dụ về ẩn dụ?
Trả lời:
VD1:
Gặp đây mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!
Phép ẩn dụ trong câu ca dao trên là đôi nam nữ tỏ tình nhau nhưng lại không nói tên thật mà mượn hai cái tên là “mận, đào” để hỏi về “vườn hồng” có nghĩa là hỏi cô gái đã có người yêu chưa.
VD2: “Người Cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm”
Hình ảnh “người cha” được ẩn dụ để nói về Bác Hồ. Bởi đối với tác giả thì Bác Hồ là người ân cần và gần gũi như người cha.
VD3:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.
Phép ẩn dụ để ví thân cò như người nông dân cả ngày lao động vất vả kiếm miếng ăn.
VD4:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Phép ẩn dụ sử dụng hai từ “ thuyền, bến” để bày tỏ nỗi niềm của cô gái luôn đợi chờ người yêu của mình.
VD5: “Trời nắng giòn tan”
Trời nắng gay gắt đến mức khiến cho mọi vật trở nên khô héo.
Ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Ẩn dụ còn có thể kết hợp với các biện pháp khác ví dụ như nhân hóa, so sánh…tất cả đều có mục đích cuối cùng là tăng sự hiệu quả khi diễn đạt cho người đọc, người nghe.
Phân loại ẩn dụ
Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.
“Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.”
=> Thắp: Chính là biện pháp ẩn dụ để chỉ hoa râm bụt đang nở.
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác.
Ví dụ: Trời nắng giòn tan: nói đến trời nắng to, có thể làm khô mọi vật
Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.
Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
=> Kẻ trồng cây: Là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ những người lao động, tạo ra giá trị lao động.
Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.
Ví dụ:
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
=> Người cha: là hình ảnh ẩn dụ nói đến Bác Hồ
Tác dụng của biện pháp ẩn dụ
Biện pháp tu từ ẩn dụ có các tác dụng sau:
- Giúp cho câu văn, câu thơ có thêm sức biểu cảm
- Giúp câu văn, câu thơ trở nên ngắn gọn, hàm súc hơn, giàu hình ảnh hơn
- Khiến cho cách diễn đạt trở nên lôi cuốn người đọc, người nghe.
Ví dụ: Người Cha mái tóc bạc
Nếu dùng như cách thông thường thay người cha bằng “Bác Hồ mái tóc bạc” sẽ trở thành một câu thông thường và mất đi tính biểu cảm. Bài thơ sẽ vô vị.
Sự khác nhau của ẩn dụ và hoán dụ là gì?
Về bản chất cả 2 biện pháp tu từ đều gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
Dựa theo quy luật liên tưởng, gần gũi với nhau.
Ẩn dụ và hoán dụ đều giúp tăng sức biểu cảm, diễn đạt đến với người đọc, người nghe.
Điểm khác nhau:
- Ẩn dụ: Dựa vào quan hệ tương đồng, cụ thể là tương đồng hình thức, phẩm chất, cảm giác, cách thức thể hiện,….
- Hoán dụ: Dựa vào quan hệ tương đương và cụ thể như: cái bộ phận và cái toàn thể, vật chứa đựng và vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật và sự vật; cái cụ thể và cái trừu tượng.
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Ví dụ về ẩn dụ? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.