Có mấy loại động từ?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Có mấy loại động từ? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Có mấy loại động từ?

Trả lời:

Động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ.

+ Nội động từ: những từ đi sau chủ ngữ và không có tân ngữ theo sau

Ví dụ: Mọi người chạy/ Anh ấy bơi…

+ Ngoại động từ: là những từ có tân ngữ theo sau

Ví dụ: Cô ấy làm bánh/ Họ ăn cơm…

Ngoài ra còn chia động từ chỉ trạng thái thành các loại như:

+ Trạng thái tồn tại và không tồn tại: hết, còn, không có…

+ Trạng thái chỉ sự biến hóa: hóa, thành, chuyển thành..,

+ Trạng thái chỉ sự tiếp thụ: phải, bị, được…

+ Trạng thái chỉ sự so sánh: hơn, quá, thua, là, bằng…

Động từ chỉ hành động và động từ chỉ trạng thái

Dựa theo tính chất của động từ, động từ được chia thành động từ chỉ hành động và động từ chỉ trạng thái.

Động từ chỉ hành động:

Là những từ để diễn tả những hành động diễn ra ở thì hiện tại, quá khứ, hoặc tương lai. Động từ này cũng là để trả lời cho các câu hỏi như: Làm sao? thế nào?

- Hành động có thể xảy ra (có thể, định, đang,…).

- Hành động mang tính chất cấm đoán có nghĩa là không được (phép) làm gì. Được dùng khi người nói mong muốn hoặc ra lệnh ai làm việc gì đó.

- Hành động cần thiết phải làm một việc gì, diễn đạt tính chất bắt buộc

– Hành động không cần thiết /không nhất thiết phải làm một việc gì.

- Hành động có thể được diễn ra trong tương lai. Ví dụ: 5 phút nữa bạn có thể dùng máy tính của tôi.

=> Động từ chỉ hành động dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng nhằm tăng sức gợi hình, khiến sự vật trở nên gần gũi hơn

Động từ chỉ trạng thái

Là động từ diễn tả trạng thái hoạt động của sự vật. Động từ này dùng để trả lời cho câu hỏi : Làm gì? Có những loại trạng thái sau:

- Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) :còn,hết,có,…

- Động từ chỉ trạng thái biến hóa: thành, hóa,…

- Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu,…

- Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,…

=> Động từ chỉ trạng thái dùng để tái hiện, gọi tên trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.

Động từ chỉ hành động có thể kết hợp với từ “xong” như “ăn xong”, “làm xong”,...Còn động từ chỉ trạng thái thì không thể kết hợp được với từ xong, chúng ta sẽ không nói “vui xong”, “buồn xong”, “lo lắng xong”,...

Động từ chỉ trạng thái cũng được phân chia thành nhiều loại, cụ thể như:

+ Động từ chỉ trạng thái tồn tại: còn, hết, có,..

Ví dụ: Anh còn đó không?

+ Động từ chỉ trạng thái biến hóa, thay đổi: thành, hóa, trở nên...

Ví dụ: Cái cây bỗng trở nên tươi tốt

+ Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu,..

Ví dụ: Anh ta bị đánh cho nhừ đòn

+ Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,..

Ví dụ: Cậu ấy cao bằng tôi, anh thua rồi, chiều cao của cậu hơn tôi,..

Nội động từ và ngoại động từ

Dựa theo vai trò trong câu, động từ được chia thành “nội động từ” và “ngoại động từ”. Nội động từ là những động từ chỉ hành động của đối tượng, thường không tác động vào đối tượng nào khác. Ngoại động từ là những động từ chỉ tác động của chủ thế lên một đối tượng cụ thể nào đó.

Ví dụ:

+ Nội động từ: nằm, đi, đứng,...

+ Ngoại động từ: yêu, ghét, kính trọng,...

Để phân biệt được nội động từ, ngoại động từ trong tiếng Việt, bạn có thể đặt những câu hỏi như “ai, cái gì”, nếu có thể dùng bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không cần quan hệ từ thì động từ đó là ngoại động từ, còn nếu cần sử dụng quan hệ từ thì đó là nội động từ.

Ví dụ: yêu thương ai => yêu thương con. (“yêu thương” là ngoại động từ)

Lo lắng cho ai => lo lắng cho con (“lo lắng” là nội động từ, vì có quan hệ từ “cho”, không thể đặt câu hỏi “lo lắng ai” được).

Một số “nội động từ” (là những động từ chỉ hành động trực tiếp của đối tượng, không có sự tác động lên sự vật, sự việc, đối tượng khác), cũng được xem là động từ chỉ trạng thái như: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng, lăn, lê, vui, buồn, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...

Ví dụ: Ăn xong anh ấy đi nằm, cô ấy rất lo lắng, hôm nay tôi buồn,...

Một số động từ vừa được coi là động từ chỉ hành động, vừa được coi là động từ chỉ trạng thái. Ví dụ như: suy tư,..

Các từ chuyển nghĩa được coi là động từ chỉ trạng thái, ví dụ:

Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu)

=> Từ “đi” trong câu thơ trên được hiểu với nghĩa “chết”, đây là từ chuyển nghĩa vì vậy được xếp vào động từ chỉ trạng thái trong tiếng Việt.

Bác ấy đã đứng tuổi rồi.

=> Từ “đứng” trong câu trên có nghĩa “già”, đây là từ chuyển nghĩa nên được xem như động từ chỉ trạng thái.

Chức năng của động từ

- Chức năng chính của động từ là làm vị ngữ trong câu.

Ví dụ: Nam đang học bài.

- Khi động từ làm chủ ngữ trong câu thường sẽ mất khả năng kết hợp với những từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, đừng, định, muốn,… để tạo thành cụm động từ.

Ví dụ: Học là nhiệm vụ của sinh viên.

Cách ghép động từ

Để tạo ra các động từ mới, tiếng Việt chủ yếu ghép các động từ với nhau hoặc ghép động từ với một danh từ, tính từ hay một hình vị trống nghĩa theo những loại quan hệ nhất định. Ví dụ:

– Ghép động từ với động từ: học tập, buôn bán, chạy nhảy, mua sắm, gào thét, vay mượn, ăn uống, thay đổi, ăn chơi.

– Ghép động từ với danh từ: ra lệnh, trả lời, đánh gió, ăn giá ,ăn sương, làm dáng, làm khách, nói chuyện, đánh thuế.

– Ghép động từ với tính từ: làm cao, làm giàu, nói cứng, nói khó, đánh ghen, nghỉ mát, đổi mới.

– Ghép động từ với một hình vị trống nghĩa (hoặc được coi là trống nghĩa): viết lách, chạy chọt, rửa ráy, nói năng, sửa sang.

Cụm động từ

- Động từ thường kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (ở phía trước )và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm động từ. Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

Trong cụm động từ, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,… Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động.

Cách hình thành cụm động từ trong tiếng Việt như sau:

Phụ trước

Trung tâm

Phụ sau

Các từ chỉ quan hệ thời gian (đã sẽ đang,..)

Các từ chỉ sự tiếp diễn tương tự (vẫn, cứ, còn, cùng,...)

Các từ thức mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ,...)

Các từ mang nghĩa khẳng định hoặc phủ định hành động (không, chưa, chẳng, có,...)

Các động từ

Các từ chi tiết về đối tượng (danh từ, tính từ)

Các từ chỉ hướng (thẳng, ra, lên, xuống,...)

Các từ chỉ địa điểm

Các từ chỉ thời gian

Từ chỉ nguyên nhân, mục đích

Từ chỉ phương tiện

Từ chỉ cách thức hành động

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Có mấy loại động từ? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 76
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm