Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ chỉ gồm 1 tiếng gọi là gì?

Từ chỉ gồm 1 tiếng gọi là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ chỉ gồm 1 tiếng gọi là gì?

  1. Từ đơn
  2. Từ ghép
  3. Từ láy
  4. Từ đặc biệt

Trả lời:

Từ chỉ gồm 1 tiếng gọi là từ đơn.

I. Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt

1) Ví dụ:

Câu thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao”.

Ta thấy:

+ Hai dòng thơ có 12 tiếng và 9 từ (Thời gian, chay, qua, tóc, mẹ, một, màu trắng, đến, nôn nao)

2) Ghi nhớ

+ Từ là ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu

+ Đơn vị cấu tạo từ là tiếng.

3) Phân biệt “Từ” và “Tiếng”

- Chức năng:

+/ Tiếng dùng để cấu tạo từ

+/ Từ dùng để đặt câu

=> Một tiếng được gọi là từ khi được dùng để đặt câu.

- Một từ có thể gồm một hoặc nhiều tiếng.

4) Từ phân loại theo cấu tạo

Trong đó:

+ Từ đơn là từ có 1 tiếng

+ Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên

+ Từ đơn đơn âm tiết

+ Từ đơn đa âm tiết

+ Từ ghép là loại từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có mối quan hệ về nghĩa

+ Từ láy là loại từ phức được tạo nên bằng cách phối hợp các tiếng có âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần giống nhau.

+ Từ ghép tổng hợp (VD: Trong xanh – Hai tiếng “Trong” và “xanh” bình đẳng nhau về nghĩa)

+ Từ ghép phân loại (VD: Xanh rì – Hai tiếng “xanh” và “rì”, “xanh” là tiếng chính, “rì” là tiếng phụ, bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

+ Từ láy toàn bộ (VD: Xanh xanh. Hai tiếng giống nhau hoàn toàn)

+ Từ láy bộ phận (VD: Xanh xao. Hai tiếng giống nhau về âm đầu)

II. Từ đơn và từ phức

1) Từ đơn

a) Khái niệm

- Là từ chỉ có một tiếng.

VD: Cây (Danh từ), đọc (động từ), cao (tính từ),…

b) Phân loại

+ Từ đơn đơn âm tiết: Từ đơn chỉ có một tiếng

+ Từ đơn đa âm tiết: Từ đơn được tạo nên từ nhiều âm tiết

+ Tên một số loài vật: Ba ba, chuồn chuồn, châu chấu,…

+ Từ mượn tiếng nước ngoài: Ti vi, cà phê, in-ter-net,…

2) Từ phức

a) Khái niệm

+ Là từ có hai tiếng trở lên.

VD: Sạch sẽ, sạch sành sanh, lúng ta lúng túng,..

b) Phân loại

- Từ ghép: Loại từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có mối quan hệ về nghĩa.

VD: Cao lớn (Có mối quan hệ ngang hàng bình đẳng về nghĩa) , cao vút (Có mối quan hệ với nhau về nghĩa, từ “cao” là tiếng chính, “vút” là tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính)

- Từ láy: Loại từ phức được tạo nên bằng cách phối hợp các tiếng giống nhau về âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần.

VD: Đo đỏ (Hai tiếng giống nhau về cả âm đầu và vần) , lao xao (hai tiếng giống nhau về vần) , xôn xao (Hai tiếng giống nhau về âm đầu)

c) Một số trường hợp dễ “nhầm lẫn” giữa “từ đơn” và “từ phức”.

- Nhầm lẫn “từ đơn đa âm tiết” và “Từ láy”.

+ Dấu hiệu nhận biết: Từ láy có giá trị biểu cảm. Từ đơn là danh từ, để gọi tên sự vật, không có giá trị biểu cảm.

VD: Các từ ba ba, thuồng luồng, châu chấu là từ đơn đa âm tiết, dù về hình thức có các tiếng giống nhau về âm đầu, vần, cả âm đầu và vần. Không phải từ láy.

- Phân biệt từ phức và tổ hợp từ đơn

VD: “Cà chua quá!”. Câu này gồm 3 từ. “Cà” và “chua” là hai từ đơn độc lập, không phải từ phức.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ chỉ gồm 1 tiếng gọi là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm