Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ là phép tu từ thường được dùng để làm cho câu văn hay từ ngữ trở nên bóng bẩy dùng hình ảnh để người đọc, người nghe, dễ hiểu không nhàm chán.

Biện pháp tu từ là các cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nhất định (về từ, câu hay cả đoạn văn bản) theo từng ngữ cảnh nhằm mục đích tăng sức gợi hình, gợi cảm diễn đạt. Qua đó tạo những ấn tượng cho người đọc hình dung rõ nét hơn về hình ảnh, cảm nhận cảm xúc một cách chân thực.

2. Tổng hợp các biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ So sánh

Khái niệm: Nói đến các biện pháp tu từ nghệ thuật phổ biến nhất chúng ta có thể nhắc ngay đến biện pháp tu từ so sánh. Khái niệm của biện pháp so sánh: “So sánh chính là một biện pháp tu từ được sử dụng để đối chiếu các sự việc, sự vật này với các sự việc, sự vật khác mà chúng giống nhau ở một điểm nào đó.”

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: Sử dụng so sánh để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.

Phân loại: Biện pháp tu từ so sánh có thể phân loại theo 2 cách sau đây:

- Theo mức độ có các kiểu so sánh sau: So sánh ngang bằng, so sánh không ngang bằng (hay còn gọi là hơn, kém…)

Ví dụ biện pháp tu từ so sánh:

Câu thơ “Người là cha, là bác, là anh/Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” – nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng biện pháp so sánh ngang bằng.

Câu thơ “Con đi trăm núi ngàn khe/Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm” – ở đây nhà thơ Tố Hữu sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng.

- Theo đối tượng có các kiểu so sánh sau: So sánh khác loại và so sánh cùng loại, so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng.

Ví dụ như

Mẹ già như chuối chín cây vậy => so sánh khác loại

Mặt trời đỏ au như hòn than lửa =>so sánh cùng loại

Công cha như núi Thái Sơn vậy => so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng.

Nhân hóa

Khái niệm: “Nhân hoá là biện pháp tu từ gọi hoặc miêu tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ thường được dùng để gọi hoặc tả con người”.

Tác dụng: Biểu thị những suy nghĩ, tình cảm như của con người, khiến sự vật hoặc con vật trở nên gần gũi, có hồn.

Phân loại:

– Dùng từ chỉ con người để gọi tên sự vật, sự việc.

Ví dụ: Chị ong nâu nâu, ông mặt trời, anh gà trống, chàng gió…

– Dùng từ chỉ hành động, tính chất của con người để nói về sự vật/con vật.

Ví dụ: Những sợi cỏ đang tựa lưng vào nhau, hớn hở chào đón nắng, anh gió thì thầm to nhỏ câu chuyện hôm qua chắc bạn mây hờn dỗi mặt trời nên giờ vẫn chẳng thấy tăm hơi.

Ẩn dụ

Khái niệm: Ẩn dụ là các biện pháp tu từ vựng gọi tên sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác khi giữa chúng có nét tương đồng với nhau.

Tác dụng: nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho chủ thể nhắc đến trong câu.

Phân loại:

– Ẩn dụ hình thức nghĩa là người nói hoặc người viết cố tình giấu đi một phần ý nghĩa trong câu.

Ví dụ: “Đầu đường lửa lựu lập lòe đơm bông” (trích Truyện Kiều)

Lửa lựu là ẩn dụ hình ảnh bông hoa lựu đỏ như màu lửa.

– Ẩn dụ cách thức nghĩa là người nói thể hiện vấn đề bằng nhiều cách, qua đó diễn đạt được hàm ý nào đó.

Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Quả sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng ẩn dụ cách thức chỉ “thành quả” lao động.

Kẻ trồng cây là biện pháp ẩn dụ chỉ người đã tạo ra thành “quả” đó.

– Ẩn dụ phẩm chất nghĩa là thay thế phẩm chất của sự vật, hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật hay hiện tượng khác trên cơ sở có sự tương đồng.

Ví dụ: “Người cha mái tóc bạc/nhóm lửa cho anh nằm”

Người cha là ẩn dụ nói về Bác Hồ, ngụ ý về sự ân cần của Bác như một người thân và bày tỏ lòng kính trọng với Bác như cha mẹ sinh thành.

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nghĩa là từ diễn đạt tính chất, đặc điểm của sự vật được cảm nhận bằng giác quan này nhưng lại được dùng để miêu tả cảm nhận trên giác quan khác.

Ví dụ: Giọng nói của cô ấy thật là ngọt ngào.

Giọng nói được nhận biết qua thính giác (bằng tai) nhưng lại dùng từ miêu tả cảm nhận của vị giác (vị ngọt ngào) để diễn đạt.

Hoán dụ

Khái niệm: Hoán dụ chính là các biện pháp tu từ từ vựng mà dùng cách gọi tên các hiện tượng, sự vật hoặc khái niệm này bằng tên của một hiện tượng, sự vật, khái niệm nào đó khác. Mà giữa hai đối tượng đó có mối liên quan với nhau.

Tác dụng của biện pháp hoán dụ: nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm trong sự diễn đạt của câu văn, lời nói.

Phân loại biện pháp tu từ hoán dụ:

* Lấy bộ phận chỉ cả toàn thể

Ví dụ: “Hắn ta rất nhanh chóng bị hạ gục bởi một tay súng vô cùng cừ khôi”

Tay súng ở đây là biện pháp tu từ hoán dụ lấy “tay” chỉ là một bộ phận cơ thể để chỉ toàn bộ con người đó.

* Lấy vật chứa đựng chỉ vật đang bị chứa đựng.

Ví dụ: câu thơ “Vì sao Trái Đất nặng ân tình/Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh” nhà thơ Tố Hữu đã dùng Trái Đất là vật chứa đựng rất nhiều đất nước để ám chỉ vật bị chứa đựng chính là đất nước Việt Nam.

* Lấy một hay các dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật đó.

Ví dụ: câu thơ Mập mờ áo hồng bên hiên lớp/Bối rối mắt xanh trốn má đào.

Áo hồng và má đào đều là các dấu hiệu của một cô gái trẻ.

Mắt xanh chính là dấu hiệu của một chàng trai trẻ đang bối rối khi đứng trước người mình thích.

* Lấy một cái cụ thể để gọi tên một cái trừu tượng.

Ví dụ: câu thơ “1 cây làm chẳng nên non/3 cây chụm lại nên hòn núi cao” câu ca dao Việt Nam trên đã dùng 1 cây và 3 cây là hoán dụ để ám chỉ số lượng ít và số lượng nhiều.

Đảo ngữ

Khái niệm: Đảo ngữ chính là các biện pháp tu từ cú pháp làm thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu văn.

Tác dụng biện pháp tu từ Đảo ngữ: Thường dùng để nhấn mạnh và gây ấn tượng về nội dung biểu đạt mà tác giả muốn cho người đọc hướng đến.

Ví dụ: câu thơ “Lom khom dưới núi, tiều vài chú/lác đác bên sông, rợ mấy nhà” câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan nếu là câu bình thường sẽ là “Dưới núi vài chú tiều đang lom khom và bên sông chỉ có lác đác rợ mấy nhà”.

Các tính từ “lom khom”, “lác đác” đã được đảo lên đầu câu để nhấn mạnh về sự vắng vẻ, heo hút của không gian nơi đây nhằm thể hiện nỗi cô quạnh, cô độc sâu kín trong tâm hồn của người viết.

Liệt kê

Khái niệm: “Liệt kê là cách sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau. Qua đó diễn tả một khía cạnh hoặc một tư tưởng, một tình cảm được đầy đủ, rõ ràng hơn đến cho người đọc, người nghe”.

Tác dụng: Diễn tả cụ thể, đầy đủ hoặc nhằm nhấn mạnh nội dung.

Ví dụ: “Cúc, ly, mai, lan, hồng… mỗi loài 1 hương, mỗi loài 1 sắc”.

Liệt kê tên nhiều loài hoa nhằm nhấn mạnh sự đa dạng, đồng thời tạo liên tưởng về khu vườn rực rỡ màu sắc và hương thơm từ các loài hoa.

Nói giảm, nói tránh, nói quá

– Nói giảm nói tránh là các biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt sao cho tế nhị, uyển chuyển, nhằm không gây cảm giác quá ghê sợ, đau buồn, nặng nề; hoặc thô bỉ, thiếu lịch sự.

Ví dụ: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” – thơ của Viễn Phương, “nằm trong giấc ngủ bình yên” là cách nói giảm nói tránh việc qua đời của Bác Hồ chỉ như một giấc ngủ dài.

– Nói quá là các biện pháp tu từ dùng cách phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật hoặc hiện tượng được miêu tả. Qua đó nhấn mạnh câu nói gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu”.

Ví dụ: “Dân công đỏ đuốc từng đoàn/Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” – Thơ của Tố Hữu

“Bước chân nát đá” là các biện pháp tu từ cường điệu nhằm thể hiện sức mạnh, lòng quyết tâm cùng ý chí chiến đấu mãnh liệt.

Điệp ngữ

Khái niệm: Điệp ngữ hay lặp từ là các biện pháp tu từ dùng cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ hoặc cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt.

Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu hay đoạn văn bản.

Ví dụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà, giữ đồng lúa chín” – Thép Mới viết trong “Cây tre Việt Nam”

Điệp từ “giữ” nhấn mạnh công dụng và phẩm chất cao quý của tre. Qua hình ảnh cây tre, ngợi ca, tự hào về phẩm chất chất dân tộc, con người Việt Nam.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Biện pháp tu từ là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
139
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm