Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Có bao nhiêu phương châm hội thoại?

Có bao nhiêu phương châm hội thoại? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Có bao nhiêu phương châm hội thoại?

Trả lời:

Có 5 phương châm hội thoại:

– Phương châm về lượng

– Phương châm về chất

– Phương châm cách thức

– Phương châm quan hệ

– Phương châm lịch sử

=> Tất cả đều được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày nhưng chủ yếu là lịch sự. Vì có lịch sự mới tạo được quan hệ tốt, gây thiện cảm, chan hòa với mọi người xung quanh.

Khái niệm phương châm hội thoại

Các phương châm hội thoại là những quy định, quy tắc mà người tham gia hội thoại (người nói và người nghe) phải hiểu rõ và tuân thủ thì cuộc hội thoại đó mới thành công.

Các loại phương châm hội thoại

Phương châm về lượng

Khái niệm

- Phương châm về lượng là khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của giao tiếp, không thừa, không thiếu.

- Nếu nói thiếu nội dung sẽ làm người nghe không hiểu, khó hiểu hoặc gây hiểu lầm.

- Nếu nói quá nhiều thì làm người nghe cảm thấy khó chịu, không tập trung nghe câu chuyện của người nói.

Ví dụ phương châm về lượng

Ví dụ 1:

- Mẹ: Mấy giờ con đi học thêm ở trung tâm tiếng Anh?

- Con: Dạ, 9 giờ sáng ah.

Ta thấy chỉ có 2 câu nói giữa mẹ và con nhưng có nội dung đầy đủ, không thừa, không thiếu.

Ví dụ 2:

- Trâm: Cậu học bơi ở đâu?

- Hồng: ở dưới nước

Trong cuộc trò chuyện này, ta thấy nhân vật Hồng đã quy phạm phương châm về lượng khi trả lời “ ở dưới nước” đây là điều hiển nhiên vì bơi thì phải ở dưới nước. Câu trả lời sẽ gây khó hiểu cho người nghe và không đáp ứng thông tin mà người nghe cần.

Câu trả lời đầy đủ mà Hồng cần nói: Tớ học bơi ở hồ bơi thành phố gần nhà tớ.

Ví dụ 3:

- Anh lợn cưới: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

- Anh áo mới: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

Ta thấy cả hai nhân vật đều quy phạm phương châm về lượng, đều nói nhiều hơn so với tiêu chuẩn. Như thay vì nói con lợn là đủ ý rồi, lại thêm vào từ lợn cưới.

=> Cả 2 nhân vật đều có tính khoe của là nội dung mà tác giả muốn châm biếm.

Phương châm về chất

Khái niệm

Phương châm về chất là khi giao tiếp cần nói đúng sự thật, đừng nói những điều mình không tin là đúng, không có bằng chứng xác thực.

Ví dụ phương châm về chất

Ví dụ 1: Hôm qua đội tuyển bóng đá nam Việt Nam đã giành chiến thắng 2 – 0 trước đội bóng đá nam Thái Lan.

Ta thấy, vì là kết quả của một trận bóng đá và có kết quả cụ thể nên câu nói này đúng quy định phương châm về chất đề ra.

Ví dụ 2: Ăn không nói có

Đây là câu tục ngữ có nội dung là cách nói bịa đặt, dựng lên những chuyện không có, biến nó thành sự thật để người khác tin, mục đích là vu khống, đặt điều cho người khác.

Phương châm quan hệ

Khái niệm

Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp chính, tránh nói lạc đề hay đánh trống lảng.

Ví dụ phương châm quan hệ

Ví dụ 1:

- Cha: Ngày mai, cha đi về thăm ông bà nội, con có đi cùng cha không?

- Con: Mai con có hẹn với bạn rồi nên không đi với cha được.

Trong cuộc trò chuyện này cả người cha và con đều đi thẳng vào đề tài giao tiếp chính.

Ví dụ 2:

- Ông: Này bà, mua giúp tôi một ít thuốc lào đi!

- Bà: Ai bán bắp xào ở đây mà mua?

- Ông: Khổ! Bà đúng là điếc quá!

- Bà: Tiếc gì với ông gói bắp xào? Đã bảo ở đây không có ai bán. Ông nói thế là đánh giá tôi bủn xỉn phải không?

Ta thấy trong cuộc nói chuyện này giữa ông và bà có sự hiểu lầm và câu chuyện sẽ không mang lại hiệu quả. Ông hỏi một đằng thì bà trả lời một nẻo.

Phương châm cách thức

Khái niệm

Là khi giao tiếp cần nói rõ ràng, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.

Ví dụ phương châm cách thức

Ví dụ 1: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.

Câu nói này chúng ta không thể biết ông ấy là tác giả hay một độc giả đã nhận định về tác phẩm truyện này.

=> Cách nói mơ hồ, gây khó hiểu cho người đọc.

Phương châm lịch sự

Khái niệm

Khi giao tiếp nên nói tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Tùy từng người mà chúng ta chọn cách xưng hô sao cho phù hợp hay tùy nơi mà âm điệu to hay nhỏ nên điều chỉnh cho phù hợp.

Ví dụ phương châm lịch sự

Lời nói không mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Câu tục ngữ trên có nghĩa là trong giao tiếp nên chọn lời hay, ý đẹp làm vừa lòng người khác, không nên nói những lời thô tục.

Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

Đôi khi, trong giao tiếp chúng ta vô tình sử dụng những từ ngữ, câu nói mà không tuân thủ theo các phương châm hội thoại đã đề ra. Các lỗi nên tránh gồm:

- Người nói vô ý vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp: Đôi khi chúng ta nói mà không suy nghĩ trước sẽ vô tình nói những câu không được tế nhị.

- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. Khi có nhiều người cùng hỏi thì chúng ta cần ưu tiên trả lời cho câu hỏi nào quan trọng nhất.

- Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Có bao nhiêu phương châm hội thoại? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm