Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trong câu "Chú bé loắt choắt cái xắc xinh xinh cái chân thoăn thoắt cái đầu nghênh nghênh" có mấy từ láy?

Trong câu "Chú bé loắt choắt cái xắc xinh xinh cái chân thoăn thoắt cái đầu nghênh nghênh" có mấy từ láy? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trong câu “Chú bé loắt choắt cái xắc xinh xinh cái chân thoăn thoắt cái đầu nghênh nghênh” có mấy từ láy?

Câu hỏi: Trong câu “Chú bé loắt choắt cái xắc xinh xinh cái chân thoăn thoắt cái đầu nghênh nghênh” có mấy từ láy?

Trả lời:

- Trong câu “Chú bé loắt choắt cái xắc xinh xinh cái chân thoăn thoắt cái đầu nghênh nghênh” có 4 từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

1. Định nghĩa từ láy

- Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.

- Từ láy thường được sử dụng nhiều trong thơ ca, tác phẩm văn học để mô tả, nhấn mạnh vẻ đẹp phong cảnh con người hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, âm thanh và nhiều hoạt động khác. Trong tiếng Việt, từ láy có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng. Tuy nhiên, láy hai tiếng là loại từ láy tiêu biểu của tiếng Việt.

- Một từ được coi là từ láy khi có thành phần ngữ âm lặp lại (hay còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Chẳng hạn như từ “Long lanh”: lặp ở âm đầu, đối ở phần vần.

- Cần lưu ý, các từ chỉ có điệp mà không có đối thì ta có dạng láy của từ chứ không phải từ láy, chẳng hạn như người người, nhà nhà,…

2. Các loại từ láy

Về cơ bản từ láy được chia thành 2 loại gồm từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

- Từ láy toàn bộ: Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau như thăm thẳm, lanh lảnh…

- Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Ví dụ như ngớ ngẫn, lác đác, dào dạt… Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

+ Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: Mênh mông, miên man, xinh xắn, ngơ ngác, mếu máo…

+ Láy vần: Là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, lao xao, liu diu.

Trong đó, từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

3. Sự khác nhau giữa từ láy và từ ghép

Cách nhận biết

Từ láy

Từ ghép

Nghĩa của các từ tạo thành

Thường chỉ có một từ có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa.

Ví dụ: Từ láy “long lanh”, chỉ có từ “long” có nghĩa còn từ “lanh” không có nghĩa.

Hay từ láy “lung linh” thì cả hai từ tách ra đều không có nghĩa.

Cả hai từ tạo thành từ ghép đều có ý nghĩa cụ thể.

Ví dụ từ ghép “hoa quả”, “bàn ghế”, “sách vở”, “học tập”,…. khi tách ra chúng đều có ý nghĩa cụ thể.

Sự lặp lại về âm hoặc vần

Từ láy thường có sự lặp lại về âm hoặc vần, hoặc lặp lại cả âm lẫn vần.

Ví dụ: Bươm bướm, lóng lánh, tấp nập,…

Thường không có sự lặp lại về âm và vần. Một số ít trường hợp từ ghép cũng có sự lặp lại về âm hoặc vần.

Ví dụ; Bàn ghế, bánh trái,…

Đảo vị trí các từ trong câu

Khi đảo vị trí, từ láy thường không có ý nghĩa.

Ví dụ từ láy “rạo rực”, khi đảo thành “rực rạo” thì chúng không có ý nghĩa.

Khi đổi vị trí trật tự các tiếng, từ ghép vẫn có ý nghĩa cụ thể.

Ví dụ: Từ ghép “đau đớn” khi đảo thành “đớn đau” thì vẫn mang ý nghĩa cụ thể.

Một trong hai từ cấu thành là từ Hán Việt

Đây chắc chắn không phải là từ láy.

Ví dụ: Từ “tử tế” được lặp lại âm đầu nhưng không phải là từ láy mà là từ ghép bởi từ “tử’ là từ Hán Việt.

Là dấu hiệu nhận biết của từ ghép.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trong câu "Chú bé loắt choắt cái xắc xinh xinh cái chân thoăn thoắt cái đầu nghênh nghênh" có mấy từ láy? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm