Hồi ký, tự truyện là gì?

Hồi ký, tự truyện là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hồi ký, tự truyện là gì?

Lời giải

-Hồi ký là sáng tác thuộc nhóm thể loại ký, thiên về trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong cuộc đời tác giả.

-Tự truyện là những tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự, thường được viết bằng văn xuôi trong đó tác giả tự kể lại và miêu tả cuộc đời mình trong tác phẩm.

Hồi ký

Đặc tính

Hồi ký mang đậm tính chủ quan. Các sự kiện được kể lại không khỏi chịu tác động bởi các quy luật quên lãng, làm méo lệch của cơ chế hồi ức. Tính chủ quan khiến cho hồi ký không thể so bì với các tư liệu gốc, các chứng tích, về tính xác thực. Tuy nhiên, sự thiếu hụt sự kiện, thông tin hay sự phiến diện về đối tượng miêu tả trong hồi ký lại được bù đắp bởi văn phong sinh động, cảm tưởng trực tiếp của cá nhân tác giả.

Tự truyện

Đặc điểm

Tuy cùng nói về cá nhân, cần phân biệt tự truyện với các dạng thức thông thường khác của tiểu sử nhà văn như các sơ yếu lý lịch, các bản tự thuật ngắn gọn nhằm đáp ứng các cuộc phỏng vấn của báo chí, các bản tự thuật mà nhà văn cho in kèm theo khi công bố tác phẩm của mình. Trong thực tế tự truyện bao gồm cả yếu tố truyện (hình thức, một thể loại tự sự) và yếu tố tự thân (nội dung, bản thân) của người của người viết truyện. Tác phẩm tự truyện thường có thiên hướng lý giải cuộc sống đã qua của tác giả như một chỉnh thể, tạo nên những đường nét mạch lạc cho cuộc sống kinh nghiệm của mình. Người viết tự truyện có khi vận dụng hư cấu, thêm thắt hoặc sắp xếp lại các chi tiết của cuộc đời mình.

Do luôn là hành vi khắc phục cái thời gian đã qua, thể hiện mưu toan quay lại với thời tuổi trẻ, tuổi thơ, làm sống lại những quãng đời nhiều kỷ niệm nhất, hình thức tự truyện thường được viết khi tác giả đã trưởng thành, đã trải qua phần lớn các chặng đường trong cuộc đời mình và nhìn lại những gì đã qua như một sự chiêm nghiệm.

Là một thể loại mang tính giáp ranh (với hồi ký, nhật ký, tiểu sử), tự truyện vẫn có sự khác biệt nhất định. Nhật ký vốn thiên về tóm tắt sự kiện đang diễn ra, không hư cấu, và có thể không bao gồm sự bình luận về sự kiện, trong khi tự truyện có thể bao gồm sự tái cấu trúc, sắp xếp sự kiện rời rạc không liền lạc trong trí nhớ của tác giả, có thể gắn với hư cấu. Nhật ký cũng không có sự cách biệt giữa thời gian viết và thời gian được nói tới mà là những sự kiện đang diễn ra theo tiến trình thời gian sống của người cầm bút, trong khi đó tự truyện, do hạn chế của khoảng cách thời gian sự kiện được viết và thời điểm viết, đã ngăn trở ít nhiều việc nhìn nhận lại cuộc đời của bản thân mình như một chỉnh thể duy nhất và liền mạch.

Tự truyện cũng khác biệt với hồi ký tuy ít nhiều rất khó có thể tìm một ranh giới tuyệt đối cho thể loại: nếu tác giả tự truyện thường tập trung vào quá trình hình thành và lịch sử thế giới nội tâm của mình trong sự tương tác với thế giới bên ngoài, thì hồi ký thường lưu ý trước hết đến thế giới bên ngoài ấy, với những con người, cảnh quan đã được tác giả tiếp xúc, nếm trải. Sự khó khăn trong việc phân định loại thể của tự truyện so với hồi ký sẽ chỉ được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học giải quyết với từng trường hợp cụ thể, tác phẩm nhấn mạnh ở khía cạnh tự truyện hơn hay hồi ký hơn, mà thôi.

Sự khác biệt chính giữa tự truyện và hồi ký

Sự khác biệt đáng kể giữa tự truyện và hồi ký được mô tả trong các điểm được đưa ra dưới đây:

  1. Một hình thức văn học, trong đó chủ đề viết hoặc kể lại câu chuyện cuộc đời của chính mình, được gọi là Tự truyện. Hồi ký là một thể loại văn học, là một tập hợp các ký ức, được viết bởi cá nhân về các sự kiện và sự kiện xảy ra với anh ta trong cuộc sống của mình.
  2. Một cuốn tự truyện chứa các chi tiết phức tạp về các sự kiện cuộc sống của chủ đề. Mặt khác, một cuốn hồi ký có tính chất tập trung hơn trong đó tập trung vào các sự kiện cụ thể đã xảy ra với tác giả.
  3. Một cuốn tự truyện bao gồm toàn bộ cuộc đời của chủ đề, nhưng một cuốn hồi ký kéo dài một phần hoặc thời gian hoặc giai đoạn cụ thể, về cuộc đời của người viết hồi ký.
  4. Một cuốn tự truyện được viết ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, trong khi cuốn hồi ký được viết ở ngôi thứ nhất.
  5. Một cuốn tự truyện tập trung vào tất cả các sự kiện trong cuộc đời của nhân vật chính. Ngược lại, hồi ký, tập trung vào khám phá bất kỳ sự kiện hoặc sự kiện cụ thể nào theo chiều sâu, điều này rất quan trọng đối với người ghi nhớ.
  6. Một cuốn tự truyện tuân theo một thứ tự thời gian trong khi một cuốn hồi ký không có cấu trúc, tức là nó không tuân theo bất kỳ trật tự nào như một cuốn tiểu thuyết, nó có thể bắt đầu bất cứ lúc nào.

Điểm tương đồng

- Thể loại văn học phi hư cấu.

- Được viết bởi chính đối tượng.

- Viết ở ngôi thứ nhất.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Hồi ký, tự truyện là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 346
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm