Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

So sánh là gì?

So sánh là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: So sánh là gì?

Trả lời:

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao)

Giải thích:

Công cha được so sánh với núi Thái Sơn, nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn. Công cha, nghĩa mẹ và núi Thái Sơn, nước trong nguồn có nét tương đồng là: to lớn, nhiều.

1. So sánh là gì?

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Đây là một trong 4 biện pháp tu từ rất phổ biến trong văn học và được sử dụng rộng rãi.

2. Dấu hiệu nhận biết phép so sánh

Những dấu hiệu để nhận biết trong câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh đó là câu có sử dụng những từ sau: như, là, giống như. Đồng thời qua nội dung trong câu đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung được so sánh với nhau.

3. Cấu tạo của phép so sánh

Một phép so sánh thông thường sẽ có cấu tạo là:

- Vế A: tên của sự vật, sự việc, con người được so sánh

- Vế B: tên của sự vật, sự việc, con người được sử dụng để so sánh với vế A

- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

- Từ so sánh

Ví dụ:

Mặt đỏ như gấc. Vế A là “mặt”, từ so sánh là “như”, từ chỉ phương diện so sánh là “đỏ”, vế B là “gấc”

Tuy nhiên vẫn có một số phép so sánh với cấu tạo không đầy đủ hoặc không tuân theo quy tắc trên. Cụ thể có các trường hợp sau:

- Từ so sánh và phương diện so sánh bị lược bỏ, ví dụ: "Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh”.

- Từ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ, ví dụ: “Anh em như thể tay chân”. Trong câu ca dao này, vế A là “anh em”, từ ngữ so sánh là “như thể”, còn vế B là “tay chân”. Còn từ chỉ phương diện so sánh không được nêu rõ.

- Đảo từ so sánh và vế B lên đầu, ví dụ: "Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng/ Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền”

4. Chức năng của phép so sánh

So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Hoặc so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừ tượng. Với cách này sẽ góp phần giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được rõ hơn về sự vật, sự việc đang nói đến.

Bên cạnh đó, biện pháp so sánh còn giúp cho câu nói, lời văn trở nên bay bổng và cuốn hút hơn. Vì thế mà nhiều nhà thơ, nhà văn đã sử dụng trong chính tác phẩm của mình.

5. Các kiểu so sánh

So sánh không ngang bằng (so sánh hơn kém)

Kiểu so sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc có sự tương đồng với nhau. Ngoài mục đích tìm sự giống nhau, so sánh ngang bằng còn thể hiện hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật, sự việc giúp người nghe, người đọc dễ hiểu hơn.

Trong câu có các từ gồm “kém, kém hơn, khác, chẳng bằng, không bằng,…”

Ví dụ: “Áo rách khéo vá hơn lành vụng may”

So sánh không ngang bằng

So sánh không ngang bằng là loại so sánh đối chiếu sự vật, sự việc hiện tượng trong mối quan hệ không bằng nhau để làm nổi bật cái còn lại.

Trong câu có các từ so sánh gồm “như, tựa, tựa như, là, giống, giống như,…”

Ví dụ:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh như tranh họa đồ”

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

6. Luyện tập

Câu 1.

Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó:

“Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”.

(Đoàn Giỏi)

Đáp án:

-Các phép so sánh trong đoạn trích là:

→Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

* Tác dụng: làm cho hình ảnh dòng nước trở nên giàu hình ảnh hơn với, sự hùng vĩ của dòng nước khi được so sánh với thác.

→Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

* Tác dụng: làm cho những con cá trở nên sinh động hơn, các hoạt động được miêu tả linh hoạt khi được so sánh như là người bơi.

→Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước

* Tác dụng: giúp sự miêu tả về con sông nơi Cà Mau khá là rộng và dài.

→Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

* Tác dụng: phép so sánh được sử dụng nhằm giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật là một khu rừng đước. Giúp cho hình ảnh rừng đước rộng lớn và hùng vĩ hơn.

Câu 2. Trong câu ca dao:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.

a) Từ bổi hổi bồi hồi là từ láy có gì đặc biệt?

b) Giải nghĩa từ láy bổi hổi bồi hồi.

c) Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại.

Đáp án:

a) Từ "bổi hổi, bồi hồi" là từ láy toàn bộ

b) Lo lắng, không yên, nhớ mong một người nào đó.

c) Cái hay của phép so sánh đem lại: Vật với vật nhằm tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ thương, như 2 vật gắn liền không thể tách rời như lửa với than -> Thấy được sự gắn kết tình thương, nỗi nhớ của tác giả và người mà tác giả hướng tới.

Câu 3. Trong bài Vượt thác có nhiều phép so sánh được thể hiện.

a) Em hãy xác định những phép so sánh đó.

b) Phép so sánh nào độc đáo nhất? Vì sao?

Đáp án:

a) Các phép so sánh được sử dụng trong bài:

- "Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.”

- “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.”

- “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ."

- "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước."

b) Phép so sánh Dượng Hương Thư là độc đáo nhất vì chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dứt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khoắn, gân guốc, mạnh mẽ. Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.

Câu 4. Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh sông nước hay núi non, làng xóm ở quê em trong đó có sử dụng từ hai phép so sánh trở lên.

Đáp án:

Dưới chân Tháp Bà Ponaga, dòng sông Cái hiền hòa chảy ra biển. Hai bên bờ sông, nhà cửa lô nhô. Lác đác, vài cụm dừa mọc choài ra sông, tàu lá lao xao trong gió. Giữa sông, cù lao Hải Đảo rợp bóng dừa như một ốc đảo xanh lục giữa làn nước xanh lam. cầu Bóng bắc qua sông nườm nượp xe cộ. Dưới chân cầu, nơi con sông đổ ra biển là cầu Cá. Thuyền đi biển sơn hai màu xanh đỏ, đậu san sát gần một mỏm đá nối liền như hòn non bộ. Vài chiếc tàu máy chạy trên sông. Tiếng còi ô tô gay gắt lẫn tiếng ghe máy chạy ì ầm làm dòng sông ồn ã lên. Nắng trưa bàng bạc lên dòng sông, mặt nước sông như dát một thứ ánh kim xanh biếc màu trời. Con sông, cửa biển và bến thuyền gắn bó bao đời là một trong những cảnh đẹp của thành phố Nha Trang được nhiều người biết đến.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài So sánh là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
25
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm