Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
Câu hỏi: Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
Lời giải: Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
1. Từ nhiều nghĩa
1.1. Khái niệm
Từ nhiều nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên. Trong đó, nghĩa xuất hiện đầu tiên là nghĩa gốc, các nghĩa còn lại là nghĩa chuyển
1.2. Ví dụ: từ “chân”
- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật dùng để đứng , đi (đau chân, mỏi chân…)
- Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế,chân đèn…)
- Bộ phận dưới cùng của một số sự vật tiếp giáp,bám chặt với mặt nền (chân tường,chân răng…)
2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
2.1. Khái niệm
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa:
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
- Ví dụ về từ nhiều nghĩa:
Từ "nhà" là từ nhiều nghĩa:
+ Ông ấy là một nhà bác học nổi tiếng.
+ Cả nhà cùng nhau đi du lịch.
+ Tôi sẽ dọn nhà đi nơi khác sống.
+ Cái nhà có vẻ rất sang trọng
2.2. Bài tập vận dụng
Bài 1: Cho các câu sau:
- Thu đã về trên những góc phố Hà Nội.
- Biển giàu có với bao nhiêu là thu, nhụ, đé,...
- Chúng em thu giấy loại làm kế hoạch nhỏ.
- Hội nghị đã thu được những kết quả tốt đẹp.
- Bằng sự nỗ lực của bản thân, Lan đã thu hẹp khoảng cách với bạn đứng đầu lớp.
- Ông bà tôi thu hoạch được rất nhiều bưởi.
- Hoa ngồi thu mình trong góc.
Hãy giải thích nghĩa của từ “thu” trong từng trường hợp?
Gợi ý
- Thu – mùa thu (danh từ).
- Thu – cá thu (danh từ).
- Thu – hành động thu gom (động từ).
- Thu – đạt được, có được kết quả nào đó sau một quá trình hoạt động (động từ).
- Thu – thu hẹp khoảng cách (tính từ).
- Thu – thu hoạch (động từ).
- Thu - làm cho thân mình hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể gọn lại, choán ít chỗ hơn và thường khó nhận thấy hơn (động từ).
Bài 2: Cho các nghĩa sau của từ “hạt giống”
Nghĩa 1. Hạt dùng để gây giống.
Nghĩa 2. Những người còn trẻ đang có rất nhiều triển vọng hoặc đang được đào tạo, bồi dưỡng cho tương lai.
Hãy cho biết nghĩa nào của từ “hạt giống” được dùng trong các câu sau:
- Hạt giống em ươm trồng hôm nay đã bật nhú.
- Hết mùa cây ra quả, em xin ông một hạt giống về trồng trong vườn nhà.
- Cậu ấy được coi là hạt giống số 1 của mùa giải này đấy!
- Hạt giống này rất khỏe, nó đã nảy mầm mà không cần chăm bón.
- Họ đang chọn hạt giống cho đội tuyển quốc gia.
Gợi ý:
- Hạt giống em ươm trồng hôm nay đã bật nhú. (nghĩa 1)
- Hết mùa cây ra quả, em xin ông một hạt giống về trồng trong vườn nhà. (nghĩa 1)
- Cậu ấy được coi là hạt giống số 1 của mùa giải này đấy! (nghĩa 2)
- Hạt giống này rất khỏe, nó đã nảy mầm mà không cần chăm bón. (nghĩa 1)
- Họ đang chọn hạt giống cho đội tuyển quốc gia. (nghĩa 2)
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.