Nêu các sự kiện chính của truyện "Thầy bói xem voi"?
Nêu các sự kiện chính của truyện "Thầy bói xem voi"? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nêu các sự kiện chính của truyện “Thầy bói xem voi”?
Câu hỏi: Nêu các sự kiện chính của truyện “Thầy bói xem voi”?
Trả lời:
“Thầy bói xem voi” thuộc thể loại truyện ngụ ngôn, dưới đây là sự kiện chính của truyện:
- Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi.
- Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sề. Không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu.
Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện, thiếu tổng thể
1. Thể loại truyện ngụ ngôn là gì?
- Khái niệm: Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội
- Nguồn gốc:
+ Một bộ phận truyện ngụ ngôn bắt nguồn từ truyện loài vật. Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đạị đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật (để dễ săn bắt và tự vệ). Cũng do sự phân biệt giữa con người và tự nhiên chưa rõ ràng nên người ta đã gán cho mọi vật tính cách của con người. Truyện loài vật ra đời trên cơ sở đó. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.
+ Truyện ngụ ngôn có liên quan đến cách nói bằng hình tượng của nhân dân. Trong cách nói của mình, nhân dân thường dùng những sự vật cụ thể, những so sánh, ví von để diễn đạt cái trừu tượng chẳng hạn cách nói ngu như bò, nhanh như cắt… Khi lối nói tỉ dụ về sự vật, con vật cụ thể này chuyển thành tỉ dụ có tính chất thế sự thì truyện ngụ ngôn ra đời.
- Đặc điểm truyện ngụ ngôn:
+ Trong suốt lịch sử của nhân loại đến nay truyện ngụ ngôn đã không thay đổi. Cho dù là tính chất, đối tượng và chức năng của nó, ngụ ngôn vẫn là một kiểu truyện phúng dụ bằng văn xuôi hoặc bằng thơ ngắn mang tính chất giáo dục cong người về mặt đạo đức. Tuy nội dung có thể là một việc chế giễu nào đó nhưng lại chứa một điểm tiêu cực bên trong đó. Đa số tất cả mọi thói xấu của con người, những nhược điểm đều được ví von qua các hình tượng của con thú, con vật, gia súc,…. phúng dụ ngụ ngôn dựa trên nhiều đặc điểm tiêu biểu, thông dụng của những loài vật như thỏ thường đi với nhút nhát, cáo thường đi với sự ranh mãnh, hổ thì kèm với sự khỏe mạnh…
+ Tuy truyện ngụ ngôn ngắn gọn súc tích nhưng lại bộ lộc được những hàm súc, giàu sức biểu hiện, và bộc lộ được bản chất của đối tượng. Truyện ngụ ngôn không chỉ có ý nghĩa giáo dục và đạo đức, mà còn ít nhiều có ý nghĩa triết lý về nhận thức luận hoặc về chính trị.
2. Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi
Thầy bói xem voi là câu chuyện dân gian Việt Nam thuộc thể loại ngụ ngôn châm biếm ở Việt Nam và trở thành câu thành ngữ tương tự. Nguồn gốc của câu chuyện này từ những câu chuyện ngụ ngôn về Con voi và những kẻ mù (Blind men and an elephant) bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ cổ đại, từ đó nó đã được truyền bá rộng rãi. Đó là câu chuyện về một nhóm người mù chưa từng gặp voi bao giờ và họ đã tìm hiểu và hình dung ra con voi bằng cách chạm vào nó. Mỗi người mù cảm nhận thấy một bộ phận khác nhau của cơ thể voi, nhưng chỉ một bộ phận riêng lẻ. Sau đó, họ mô tả con voi dựa trên kinh nghiệm hạn hẹp của họ và mô tả của họ về con voi khác nhau. Trong một số phiên bản, họ nghi ngờ rằng người kia không trung thực và họ ra tay đánh nhau.
Câu chuyện ngụ ngôn châm biếm con người có xu hướng khẳng định sự thật tuyệt đối dựa trên kinh nghiệm chủ quan và hạn chế của họ khi họ phớt lờ những kinh nghiệm chủ quan của người khác mà có thể đúng như nhau trong từng phần riêng lẻ. Do đó, khi xem xét bất cứ điều gì cũng cần phải có cái nhìn bao quát, toàn diện để đánh giá được đúng đối tượng, sự việc. Truyện cũng nhắc nhở rằng khi xem xét sự vật, hiện tượng thì phải nhìn nhận tổng quan, biện chứng, cái nhìn đa diện, nhiều chiều tránh cái nhìn phiến diện, một chiều dẫn đến nhận thức sai lầm, thiên lệch. Trong câu chuyện này, phiên bản Việt Nam tập trung châm biếm những ông thầy bói nói mò, vốn đại diện cho thói mê tín dị đoan trong tập tục, lề thói của người Việt.
3. Tóm tắt câu truyện “Thầy bói xem voi”
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Thầy sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo nó dài dài như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ chân cãi nó sừng sững như cái cột đình. Thầy sờ đuôi lại nói nó tua tủa như cái chổi sể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.
4. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Thầy bói xem voi”
- Giá trị nội dung: Từ câu chuyện chế giễu cách xem voi và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện “Thầy bói xem voi” khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Cách giáo huấn nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc
+ Dùng đối thoại, tạo nên tiếng cười kín đáo, hài hước
+ Dùng lối nói phóng đại
+ Lặp lại các sự việc
5. Bài học rút ra
Chúng ta có thể rút ra bài học quan trọng từ truyện Thầy bói xem voi đó là: nên nhận định sự việc, sự vật với cách nhìn tổng thể, không nên lấy bộ phận thay cho toàn thể. Mỗi người cần phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhau nhằm đánh giá sự việc, sự vật một cách tổng thể, khách quan và chính xác nhất.
Truyện Thầy bói xem voi một câu chuyện ngụ ngôn mà nhiều người biết đến. Câu chuyện để lại bài học ý nghĩa và lời khuyên bổ ích và thiết thực dành cho mỗi người. Đừng nên đánh giá sự vật, sự việc một cách phiến diện, cảm tính cá nhân.
-----------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Nêu các sự kiện chính của truyện "Thầy bói xem voi"? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.